Nhiễm vi khuẩn 'ăn thịt người' sau khi dọn dẹp bùn lũ

Discussion in 'Sống khỏe' started by Robot Siêu Nhân, Sep 26, 2024.

  1. Robot Siêu Nhân

    Robot Siêu Nhân Moderator

    (Lượt xem: 41)

    Quảng NinhHai bệnh nhân nhiễm Whitmore, còn gọi vi khuẩn "ăn thịt người", trong quá trình tiếp xúc với nước, bùn lầy khi dọn dẹp môi trường sống.


    Trong đó, nam bệnh nhân 52 tuổi, ngụ xã Thống Nhất, TP Hạ Long, tiền sử khỏe mạnh, nhập viện trong tình trạng sốt rét run, mệt mỏi, Bệnh viện Bãi Cháy thông tin ngày 25/9.

    Kết quả xét nghiệm cho thấy bệnh nhân nhiễm vi khuẩn "ăn thịt người'' Burkholderia Pseudomallei, là nguyên nhân gây ra bệnh Whitmore (Melioidosis). Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) đưa Whitmore vào danh sách bệnh nguy hiểm hàng đầu gây nhiễm trùng nặng, hoại tử nhiều cơ quan, sốc nhiễm khuẩn, suy đa tạng và tử vong nếu không được điều trị kịp thời.

    Các bác sĩ đã điều trị kháng sinh đường tĩnh mạch theo phác đồ. Hiện bệnh nhân ổn định, chỉ số nhiễm trùng cải thiện.

    [​IMG]

    Bệnh nhân nhiễm bệnh Whitmore đang điều trị tại Khoa Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Bãi Cháy. Ảnh: BVCC


    Bệnh nhân còn lại 39 tuổi, cũng ở Xã Thống Nhất, TP Hạ Long có bệnh nền đái tháo đường type một, đang điều trị tại Khoa Hồi sức tích cực và chống độc.

    Trước nhập viện, bệnh nhân xuất hiện khó thở, mệt nhiều ngày và sốt cao. Các bác sĩ đã thăm khám và chẩn đoán tình trạng toan chuyển hóa nặng, viêm phổi. Quá trình điều trị tại Khoa Hồi sức tích cực và chống độc, người bệnh diễn biến nặng sốc nhiễm khuẩn. Các bác sĩ điều trị tích cực với thuốc kháng sinh, vận mạch... Hiện tại, bệnh nhân đã thoát sốc, chỉ số sinh tồn ổn định, giảm sốt.

    Theo Bác sĩ CKI Trần Quốc Tuấn, Phó trưởng Khoa Khoa Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Bãi Cháy, các bệnh nhân Whitmore phải nhập viện điều trị đợt này đều từng tiếp xúc với nước, bùn lầy trong quá trình vệ sinh môi trường sống sau ảnh hưởng của bão Yagi.

    Do sau thời gian mưa lũ, vô số vi sinh vật, rác bẩn, chất thải theo dòng nước, bùn, đất làm gia tăng nguy cơ nhiễm bệnh trong cộng đồng nên các bác sĩ khuyến cáo người dân cần đảm bảo vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường. Khi làm việc có tiếp xúc với đất, nước bị nhiễm khuẩn hoặc trong môi trường không đảm bảo, cần sử dụng bảo hộ lao động.

    Đặc biệt, khi bệnh nhân có các vết loét ở ngoài da, các triệu chứng như sốt cao kéo dài, mệt mỏi, nhức mỏi tay chân, ho, đau bụng, rối loạn tiêu hóa, đi ngoài phân lỏng ... cần đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám và chẩn đoán kịp thời.

    Lê Tân


    Mua hàng tại Tin Học Như Ý
    Nguồn: VNExpress​
     
  2. Facebook comment - Nhiễm vi khuẩn 'ăn thịt người' sau khi dọn dẹp bùn lũ

Share This Page