Tiểu hành tinh tạo ra cầu lửa sáng rực giữa trời đêm Philippines

Discussion in 'Khám phá - Phát minh' started by bboy_nonoyes, Sep 6, 2024.

  1. bboy_nonoyes

    bboy_nonoyes Administrator Staff Member

    (Lượt xem: 60)

    Hôm 4/9, các nhà thiên văn học phát hiện một tiểu hành tinh chưa từng thấy bao giờ tên 2024 RW1 chỉ 8 giờ trước khi nó bay qua khí quyển Trái Đất.

    [​IMG]

    Cầu lửa khiến bầu trời đêm Philippines sáng rực. Video: Newsflare


    Thiên thạch "vô hại" nhanh chóng bốc cháy như dự đoán, tạo ra cầu lửa màu xanh lá cây sáng rực, có thể nhìn thấy từ khoảng cách 400 km. Nhóm nhà thiên văn học từ dự án Catalina Sky Survey phát hiện tiểu hành tinh 2024 RW1 rộng cỡ một mét vào sáng sớm ngày 4/9, theo Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA). Catalina Sky Survey là dự án do NASA cấp kinh phí ở Đài thiên văn Steward của Đại học Arizona gần Tucson, chuyên quét bầu trời để tìm vật thể gần Trái Đất có khả năng gây nguy hiểm.

    ESA dự đoán tiểu hành tinh sẽ vỡ trong khí quyển và người dân trong khu vực có thể chứng kiến cầu lửa ngoạn mục. Đúng như dự đoán, tiểu hành tinh phát nổ vào 0h46 ngày 5/9 theo giờ địa phương phía trên vùng tây Thái Bình Dương gần đảo Luzon ở Philippines.

    2024 RW1 phát ra ánh sáng màu xanh lá cây nhiều khả năng do chứa lượng magie cao, theo Hiệp hội Thiên thạch Mỹ. Nhờ cảnh báo trước đó của các nhà khoa học, một số người dân địa phương kịp chụp ảnh và ghi hình sự kiện hiếm gặp. Những tiểu hành tinh lớn cỡ 2024 RW1 rơi qua khí quyển Trái Đất trung bình hai tuần một lần. Tuy nhiên, giới thiên văn học hiếm khi trông thấy chúng do kích thước khá nhỏ.

    Đây là lần thứ 9 các nhà thiên văn học phát hiện một tiểu hành tinh trước khi nó rơi xuống Trái Đất. Lần gần nhất xảy ra vào ngày 21/1 khi những nhà khoa học NASA quan sát thiên thạch kích thước tương tự mang tên 2024 BX1 khoảng 3 giờ trước khi nó bay qua khí quyển và phát nổ phía trên Berlin, Đức. Đây là tiểu hành tinh xoay tròn nhanh nhất từng được ghi nhận. Năm 2022, thiên thạch khác lớn cỡ chiếc tủ lạnh tên 2022 EB5 được phát hiện chỉ hai giờ trước khi tiến vào khí quyển ở tốc độ 64.000 km/h và vỡ phía trên Bắc Cực.

    Những mẩu nhỏ của thiên thạch cầu lửa thường rơi xuống bề mặt Trái Đất sau khi phân tán từ vụ nổ trên không. Ví dụ, hồi tháng 1, các nhà khoa học thu được mảnh vỡ của cầu lửa Berlin và xác định đó là một loại tiểu hành tinh hiếm gặp gọi là aubrite, có niên đại ngang hệ Mặt Trời. Tuy nhiên, khả năng thu được mảnh vỡ còn sót lại từ 2024 RW1 rất thấp bởi nó chắc chắn rơi xuống biển, dựa trên đường bay của thiên thạch.

    An Khang (Theo Live Science)​


    Adblock test (Why?)
    Nguồn VNExpress
     
  2. Facebook comment - Tiểu hành tinh tạo ra cầu lửa sáng rực giữa trời đêm Philippines

Share This Page