Các nhà khoa học Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật đã phát hiện hai loài bọ xít bắt mồi mới cho khoa học dựa trên công nghệ giải trình tự gene và phân tích hình thái. Hai loài mới gồm: Sycanus thuathienhuensis Truong & Ha được phát hiện ở khu vực Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Gia Lai, Đắk Lắk và Sycanus taynguyenensis Truong & Ha được phát hiện ở khu vực Đắk Lắk. Nghiên cứu được thực hiện trong khuôn khổ đề tài, hỗ trợ bởi Quỹ Phát triển Khoa học và Công nghệ Quốc gia (NAFOSTED), vừa công bố trên tạp chí Zootaxa. Các nhà khoa học phát hiện loài mới dựa trên các mẫu vật thu thập được, bằng phương pháp phân tích so sánh hình thái và phân tích quan hệ phát sinh loài theo trình tự gene COI. Theo nhóm nghiên cứu loài Sycanus thuathienhuensis Truong & Ha cơ thể có màu son; xương đòn màu nâu sẫm; pygophore đực màu vàng nâu với phần bụng ở giữa có màu nâu sẫm hoặc nâu đen. Loài Sycanus thuathienhuensis Truong & Ha. Ảnh: Nhóm nghiên cứu Loài Sycanus taynguyenensis Truong & Ha có thân có kích thước lớn, màu nâu cam nhạt; đầu dài, gần như đen với tràn dịch màu vàng nâu ở mặt ngoài của mắt; gốc vảy màu nâu đen, vảy xen kẽ màu vàng nâu và nâu đen. Loài Sycanus taynguyenensis Truong & Ha. Ảnh: Nhóm nghiên cứu Theo Vast, phát hiện của các nhà khoa học Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc đánh giá tiềm năng đa dạng sinh học của Việt Nam, đặc biệt, tiềm năng ứng dụng bọ xít bắt mồi trong việc kiểm soát sâu hại trong nông lâm nghiệp. Giống bọ xít bắt mồi Sycanus Amyot & Serville, 1843 có 72 loài, phân bố ở khu vực châu Phi và châu Á. Trong số các loài đó, có 8 loài, Sycanus atrocoeruleus Signoret, 1862, S. bifidus (Fabricius, 1787), S. croceus Hsiao, 1979, S. falli Stål, 1863, S. minor Hsiao, 1979, S. rubricatus Stål, 1874 , S. sichuanensis Hsiao, 1979, và S. ventralis Distant, 1919 đã được mô tả và ghi nhận ở Việt Nam. Thanh Hà Mua hàng tại Tin Học Như ÝNguồn VNExpress