Cục máu đông dài 10 cm như 'con giun' gây đột quỵ

Discussion in 'Sống khỏe' started by Robot Siêu Nhân, Aug 31, 2024.

  1. Robot Siêu Nhân

    Robot Siêu Nhân Moderator

    (Lượt xem: 73)

    Phú ThọNgười đàn ông 60 tuổi đột ngột liệt nửa người trái, lơ mơ, nói không rõ tiếng, bác sĩ chẩn đoán đột quỵ não.


    Ngày 30/8, bác sĩ Nguyễn Anh Minh, Trung tâm Đột quỵ, Bệnh viện Đa khoa Phú Thọ, cho biết ca can thiệp lấy cục máu đông trong não bệnh nhân gặp nhiều khó khăn do mạch máu bất thường, đoạn mạch bị tắc dài có nguy cơ đứt từng đoạn, nguy hiểm tính mạng. Sau 40 phút, bác sĩ lấy thành công cục máu đông dài 10 cm như "con giun" ra khỏi mạch máu, tái thông cho người bệnh.

    "Đây là cục máu đông có độ dài nhất tôi từng thấy tại bệnh viện", bác sĩ nói.

    Sau can thiệp, người bệnh tỉnh táo, tiếp xúc tốt. Hai ngày sau, bệnh nhân nói rõ, cử động được tay chân, tiếp tục dùng thuốc và tập phục hồi chức năng.

    [​IMG]

    Hình ảnh cục máu đông. Ảnh: Bệnh viện cung cấp


    Đột quỵ là bệnh lý cấp tính, có thể xảy ra bất kỳ lúc nào, không có dấu hiệu báo trước. Trường hợp đột quỵ không rõ thời điểm thường xảy ra vào ban đêm và sáng sớm rất khó xác định được giờ vàng đột quỵ.

    Có nhiều yếu tố liên quan đến đột quỵ gồm bệnh tăng huyết áp, bệnh lý chuyển hóa như đái tháo đường, béo phì, tăng mỡ máu, hút thuốc, lối sống ít vận động, không lành mạnh, làm việc căng thẳng... Đây đều là bệnh lý thường gặp ở người già. Riêng bệnh nhân đột quỵ trẻ còn liên quan đến các yếu tố di truyền, có bất thường về mạch máu, hoặc tình trạng đông máu, dẫn đến nguy cơ vỡ mạch máu, hoặc tắc mạch máu gia tăng.

    Để phát hiện sớm biểu hiện đột quỵ, có thể dựa vào dấu hiệu F.A.S.T, viết tắt của các từ Face - liệt mặt, méo miệng, Arm - yếu tay hoặc yếu nửa người, Speech - nói ngọng, nói khó, Time - thời điểm bị tai biến, được hiểu là lúc xuất hiện các triệu chứng trên. Một khi đột quỵ xảy ra, bệnh nhân cần được nhanh chóng đến bệnh viện vào các đơn vị (trung tâm) đột quỵ để điều trị kịp thời giảm tỷ lệ tử vong, tàn phế.

    Đột quỵ não có thể dự phòng bằng các biện pháp chống yếu tố nguy cơ như điều trị rối loạn lipid máu, kiểm soát đường huyết, kiểm soát trị số huyết áp... Đối với nhóm dự phòng cấp một, tức chưa từng đột quỵ, cần khám thường quy để phát hiện sớm các yếu tố nguy cơ và kiểm soát sớm ngay từ đầu. Người đái tháo đường, huyết áp, mỡ máu nên đi khám một tháng một lần.

    Trường hợp từng bị đột quỵ, bệnh nhân cần tuân thủ chỉ định thăm khám, điều trị, không ngưng thuốc hay bỏ thuốc giữa chừng. Không sử dụng thực phẩm chức năng thay thế thuốc điều trị. Người bệnh cần có chế độ dinh dưỡng giàu vitamin, khoáng chất, hạn chế ăn quá nhiều chất béo, kiểm soát cân nặng, ngăn tình trạng béo phì.

    Thùy An


    Adblock test (Why?)
    Nguồn: VNExpress​
     
  2. Facebook comment - Cục máu đông dài 10 cm như 'con giun' gây đột quỵ

Share This Page