Can thiệp dinh dưỡng sớm tốt cho điều trị ung thư

Discussion in 'Sống khỏe' started by bboy_nonoyes, May 15, 2013.

  1. bboy_nonoyes

    bboy_nonoyes Administrator Staff Member

    (Lượt xem: 404)

    Sút cân, chán ăn, mệt mỏi... ở người mắc ung thư là dấu hiệu của hội chứng suy mòn. Tình trạng này xảy ra ở 80% bệnh nhân ung thư, làm cản trở hiệu quả, tiến độ của quá trình điều trị.


    Chia sẻ của tiến sĩ, bác sĩ Vũ Văn Vũ - Trưởng khoa Nội I, Bệnh viện Ung bướu TP HCM sẽ giúp bệnh nhân ung thư hiểu rõ hơn về những nguy hiểm của hội chứng suy mòn.

    Hội chứng suy mòn thường gặp ở số đông bệnh nhân ung thư song không phải ai cũng hiểu rõ mức độ nguy hiểm của nó. Chỉ khi khắc phục được tình trạng chán ăn, mệt mỏi, người bệnh mới có thể đủ điều kiện sức khỏe để tiếp tục điều trị.

    [​IMG]
    Bệnh nhân ung thư rất cần được bổ sung dinh dưỡng chuyên biệt. Ảnh minh họa.

    Suy mòn thể trạng, chán ăn là diễn tiến bất lợi trong quá trình chữa ung thư bởi nó làm giảm khả năng đáp ứng với các phác đồ điều trị cũng như tỷ lệ sống còn. Ở giai đoạn đầu hay còn gọi là tiền suy mòn, bệnh nhân có ít dấu hiệu như chán ăn, sụt cân nhẹ (dưới 5% thể trọng ban đầu) nên nhiều người không để ý, coi đó là mệt mỏi bình thường. Sang giai đoạn tiếp theo - suy mòn thực sự, người bệnh thường xuyên giảm ăn, sụt cân nhiều (hơn 5% thể trọng), rối loạn chuyển hóa toàn thân. Đáng sợ nhất chính là giai đoạn cuối - suy mòn trơ, lúc này cơ thể suy kiệt, không đáp ứng được với các phương phápđiều trị, sự sống chỉ còn kéo dài không quá 3 tháng.

    Người bệnh ung thư nên tầm soát dinh dưỡng sớm, trong vòng 24 giờ nhập viện dựa theo bảng gồm 2 câu hỏi đơn giản dưới đây:

    [​IMG]

    Nếu người bệnh có điểm từ 0 đến một thì chưa có nguy cơ suy dinh dưỡng nhưng vẫn nên tầm soát lại hằng tuần. Nếu điểm từ 2 đến 5, người bệnh có nguy cơ suy dinh dưỡng, cần tư vấn của nhân viên y tế để có đánh giá chi tiết hơn cũng như xác định liệu pháp hỗ trợ dinh dưỡng phù hợp.

    Khi đã hiểu rõ các giai đoạn của suy mòn, bản thân bệnh nhân hoặc người thân cần chặn đứng suy mòn từ giai đoạn "trứng nước", nghĩa là giai đoạn tiền suy mòn. Nhu cầu dinh dưỡng của người bệnh ung thư cao hơn so với người bình thường, đơn cử với nhu cầu năng lượng, bệnh nhân ung thư cần đến 30kcal - 40kcal cho một kg thể trọng trong ngày so với 25kcal - 30kcal ở người bình thường; nhu cầu protein là 1,3g – 1,5g, thậm chí có thể lên đến 2g cho một kg cân nặng trong những trường hợp đặc biệt, so với 0,8g trên một kg ở người bình thường khỏe mạnh.

    Ngoài ra, khoa học đã chứng minh: dưỡng chất EPA (Eicosapentaenoic acid, một loại acid béo omega 3) có tác dụng làm giảm sự sản xuất các chất gây viêm, giảm các xáo trộn chuyển hóa trong hội chứng suy mòn, giúp ổn định cân nặng, cải thiện tình trạng chán ăn. Liều EPA khuyến cáo của Hiệp hội Dinh dưỡng và Chuyển hóa Mỹ (ASPEN) là 2g mỗi ngày. Dưỡng chất này có nhiều trong các loài cá vùng biển sâu như cá ngừ, cá hồi, cá tuyết… Tuy nhiên, để có thể theo một chế độ dinh dưỡng hợp lý, lâu dài, giúp tiện lợi và giảm thời gian chăm sóc thì người bệnh có thể sử dụng những sản phẩm dinh dưỡng được nghiên cứu chuyên biệt cho bệnh nhân ung thư.

    Prosure là sản phẩm chuyên biệt dành cho bệnh nhân ung thư, được bổ sung hàm lượng EPA (Eicosapentaenoic acid) theo đúng khuyến cáo của Hội Dinh dưỡng Lâm sàng Mỹ (ASPEN), giàu protein, năng lượng cao, bổ sung chất xơ hòa tan FOS, đầy đủ các vitamin và khoáng chất.

    [​IMG]Prosure (Abbott, Mỹ) là một trong những sản phẩm dinh dưỡng chuyên biệt cho người bệnh ung thư. Sản phẩm đã được hơn 20 nghiên cứu y học trên thế giới chứng minh giúp bệnh nhân ung thư cải thiện sự ngon miệng, tăng thể trọng, tăng cường sức khỏe và hoạt động thể lực, nâng cao chất lượng cuộc sống. Để có thêm kiến thức dinh dưỡng trong điều trị ung thư, truy cập website: www.prosure.com.vn.

    Ngọc Bích

    Nguồn VNExpress
     
  2. Facebook comment - Can thiệp dinh dưỡng sớm tốt cho điều trị ung thư

Share This Page