Kiến nghị tăng tỷ lệ sinh ở vùng đô thị

Discussion in 'Sống khỏe' started by Robot Siêu Nhân, Aug 19, 2024.

  1. Robot Siêu Nhân

    Robot Siêu Nhân Moderator

    (Lượt xem: 67)

    Cử tri TP HCM kiến nghị có biện pháp tăng tỷ lệ sinh ở các vùng đô thị, không để tình trạng già hóa dân số dẫn đến thiếu hụt nguồn lao động.


    Kiến nghị được cử tri TP HCM đưa ra khi phản ánh vấn đề liên quan lĩnh vực y tế trước Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XV, trong bối cảnh nhiều tỉnh thành có xu thế mức sinh xuống thấp dẫn đến mức sinh toàn quốc năm 2023 chỉ 1,96 con/phụ nữ, thấp nhất trong lịch sử. Mức sinh được dự báo sẽ tiếp tục giảm.

    Đặc biệt ở TP HCM, số con trung bình của một phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ là 1,32, trong khi năm ngoái 1,42, giảm ở mức cảnh báo. TP HCM trong nhóm 21 tỉnh, thành có mức sinh thấp cả nước.

    Trả lời vấn đề này, Bộ trưởng Y tế Đào Hồng Lan cho biết xu hướng mức sinh thấp và xuống rất thấp tập trung ở một số đô thị, nơi có điều kiện kinh tế - xã hội phát triển, đô thị hóa cao. Mức sinh ở thành thị đã xuống thấp hơn mức sinh thay thế trong 20 năm qua và luôn thấp hơn mức sinh ở nông thôn.

    2/6 vùng kinh tế - xã hội (Đông Nam bộ, Đồng bằng sông Cửu Long) có mức sinh thấp dưới mức sinh thay thế. Đông Nam Bộ là vùng có thu nhập bình quân/người cao nhất cả nước nhưng mức sinh thấp nhất cả nước, bình quân mỗi phụ nữ sinh 1,47 con. 21/63 tỉnh, thành có mức sinh thấp, chiếm khoảng 39,37% dân số cả nước; hầu hết trong vùng kinh tế trọng điểm khu vực phía Nam, đô thị hóa cao, tăng trưởng kinh tế nhanh.

    "Mức sinh thấp kéo dài để lại nhiều hệ lụy như già hóa dân số nhanh, thiếu hụt lao động, ảnh hưởng đến an sinh xã hội, dẫn đến tỷ trọng trẻ em dưới 15 tuổi giảm, tỷ trọng người già tăng lên", Bộ trưởng cho biết, thêm rằng Việt Nam vẫn đang ở trong quá trình già hóa dân số và là một trong những quốc gia có tốc độ già hóa nhanh nhất thế giới. Mức sinh giảm càng thúc đẩy nhanh chóng quá trình già hóa dân số ở nước ta.

    Vì vậy, để duy trì vững chắc mức sinh thay thế, đảm bảo tốc độ gia tăng dân số và duy trì cơ cấu dân số trong độ tuổi lao động hợp lý góp phần vào sự phát triển dân số bền vững, Chính phủ và ngành y tế đã đưa ra nhiều giải pháp nhằm vận động, hỗ trợ, khuyến khích người dân sinh đủ hai con. Trong đó, bãi bỏ tiêu chí giảm sinh con thứ 3 trở lên, khuyến khích phụ nữ kết hôn trước tuổi 30 và sinh đủ hai con trước tuổi 35. Nhiều tỉnh thành cũng áp dụng chính sách thưởng tiền để khuyến khích sinh, như Long An, Bạc Liêu, Hậu Giang...

    [​IMG]

    Một em bé chào đời tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương. Ảnh:Thanh Huế


    Bộ trưởng cũng cho biết các địa phương nghiên cứu, thí điểm, nhân rộng dịch vụ đưa đón trẻ, trông trẻ, ngân hàng sữa mẹ, bác sĩ gia đình. Địa phương quy hoạch xây dựng các điểm trông, giữ trẻ, nhà mẫu giáo phù hợp với điều kiện của bà mẹ, nhất là các khu kinh tế, khu công nghiệp, khu đô thị. Hỗ trợ các cặp vợ chồng sinh đủ hai con được mua nhà ở xã hội, thuê nhà ở; hỗ trợ chi phí giáo dục trẻ em. Ngoài ra còn có chính sách giảm thuế thu nhập cá nhân, miễn giảm các khoản đóng góp công ích theo hộ gia đình.

    "Từng bước thí điểm các biện pháp tăng trách nhiệm đóng góp xã hội, cộng đồng đối với những trường hợp cá nhân không muốn kết hôn hoặc kết hôn quá muộn", Bộ trưởng cho biết, thêm rằng đồng thời đẩy mạnh tuyên truyền, vận động thay đổi hành vi, tập trung vào lợi ích của việc sinh đủ hai con. Chính sách cũng nhằm tuyên truyền các yếu tố bất lợi của việc kết hôn và sinh con quá muộn, sinh ít con đối với phát triển kinh tế - xã hội, đối với gia đình và chăm sóc bố mẹ khi về già.

    Lê Nga


    Mua hàng tại Tin Học Như Ý
    Nguồn: VNExpress​
     
  2. Facebook comment - Kiến nghị tăng tỷ lệ sinh ở vùng đô thị

Share This Page