Ăn nhiều cá có bị nhiễm độc thủy ngân?

Discussion in 'Sống khỏe' started by Robot Siêu Nhân, Aug 2, 2024.

  1. Robot Siêu Nhân

    Robot Siêu Nhân Moderator

    (Lượt xem: 50)

    [​IMG]

    Gia đình tôi thích ăn một số loại cá như cá thu, hồi, tôm, cua... song lo ngại nhiễm độc thủy ngân nên hạn chế, điều này có nên? (Liên, 35 tuổi, Quảng Ninh)


    Trả lời:

    Cá là một trong những thực phẩm lành mạnh nhất cho sức khỏe, cung cấp nguồn axit béo omega-3, protein, vi chất dinh dưỡng và chất béo lành mạnh. Tuy nhiên, nhiều người lo ngại một số loại cá có thể chứa hàm lượng thủy ngân cao, gây độc cho cơ thể nên hạn chế ăn.

    Thủy ngân là một kim loại nặng có trong không khí, nước và đất. Con người có thể tiếp xúc với chất độc này theo nhiều cách, như hít phải hơi thủy ngân trong quá trình khai thác mỏ và làm việc trong các hoạt động công nghiệp. Một số loại cá và động vật có vỏ nguy cơ hấp thụ một lượng nhỏ nồng độ thủy ngân trong nguồn nước bị ô nhiễm. Nhiều trường hợp bị phơi nhiễm thủy ngân do ăn phải thực phẩm nói trên.

    Thực tế, các chuyên gia dinh dưỡng đều khuyến nghị mọi người nên ăn ít nhất hai khẩu phần cá mỗi tuần (khoảng 340 g). Song cần cẩn trọng với các loại chứa hàm lượng thủy ngân cao, ưu tiên chọn những loại an toàn hơn.

    Nhìn chung, những loại cá lớn hơn và sống lâu hơn có xu hướng chứa nhiều thủy ngân, bao gồm: Cá mập, kiếm, cá ngừ tươi, cá marlin, cá thu vua. Những loài này có xu hướng ăn nhiều loại cá nhỏ hơn, bản thân những cá nhỏ này cũng đã chứa một lượng nhỏ thủy ngân. Vì chất này không dễ bài tiết ra khỏi cơ thể nên hàm lượng thủy ngân trong cá sẽ tích tụ theo thời gian.

    Một số loại an toàn hơn bao gồm: cá hồi, cá cơm, cá mòi, cá thu, cá da trơn, tôm, cua, sò huyết.

    Chuyên gia dinh dưỡng Hoàng Hà Linh
    Viện Y học Ứng dụng Việt Nam


    Adblock test (Why?)
    Nguồn: VNExpress​
     
  2. Facebook comment - Ăn nhiều cá có bị nhiễm độc thủy ngân?

Share This Page