Truyền 10 lọ huyết thanh cứu người bị rắn lục cắn

Discussion in 'Sống khỏe' started by Robot Siêu Nhân, Jul 25, 2024.

  1. Robot Siêu Nhân

    Robot Siêu Nhân Moderator

    (Lượt xem: 84)

    [​IMG]

    Phú ThọNgười đàn ông 38 tuổi bị rắn lục đuôi đỏ cắn gây rối loạn đông máu, được truyền 10 lọ huyết thanh kháng độc kết hợp thuốc kháng sinh.


    Ngày 25/7, bác sĩ Khổng Thị Bích Phương, Khoa Hồi sức tích cực - Chống độc, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ, cho biết bệnh nhân nhập viện trong tình trạng hạn chế vận động, ngón chân và mu chân sưng nề, tấy đỏ, đau nhức nhiều, xuất huyết dưới da ở nhiều vị trí, rối loạn đông máu.

    Các bác sĩ hội chẩn, quyết định truyền 10 lọ huyết thanh kháng nọc độc rắn kết hợp kháng viêm, giảm đau, kháng sinh dự phòng nhiễm trùng, truyền dịch, truyền chế phẩm máu... Sau 24 giờ, tình trạng rối loạn đông máu của bệnh nhân đã được cải thiện, vùng chân phải bớt sưng nề.

    Sau một tuần, sức khỏe của người bệnh ổn định, kết quả xét nghiệm máu các chỉ số trở về bình thường.

    Rắn lục đuôi đỏ thuộc họ rắn lục nhưng có nhiều nọc độc hơn rắn lục thường. Khi bị rắn cắn, vết thương chảy máu nhiều và sưng nề rất nhanh. Người bị rắn cắn thường rối loạn đông máu. Ngoài ra, trong nọc rắn có hơn 20 thành phần khác nhau, gây ra các hiện tượng tan máu, phù nề, nhiễm độc thần kinh, liệt cơ hô hấp...

    Thời tiết miền Bắc nồm, ẩm là điều kiện lý tưởng để rắn sinh sôi, đặc biệt là rắn độc. Nọc rắn có thể khiến bệnh nhân liệt cơ hô hấp, cơ hầu họng, loạn nhịp tim, tụt huyết áp; nặng hơn thì rối loạn đông máu, hoại tử, tiêu cơ, suy thận cấp. Nếu không được cấp cứu kịp thời, nhiều trường hợp có di chứng nặng nề như nhiễm trùng, viêm cơ xương khớp kéo dài gây biến dạng, suy thận, suy thần kinh, thậm chí tử vong.

    Sơ cứu bằng cách hạn chế cử động, bất động chi bị cắn bằng nẹp để làm chậm sự lây lan của nọc độc, sau đó tháo bỏ đồ trang sức và nới lỏng quần áo nhằm tránh gây chèn ép và sưng vết thương. Làm sạch vết thương bằng xà phòng và nước muối sinh lý hoặc bằng nước sạch, dùng một miếng gạc khô và sạch để băng kín vùng bị cắn.

    Sơ cứu không đúng cách có thể dẫn tới hoại tử. Không nên tự ý chích rạch vết cắn, không hút nọc bằng miệng hay bôi các loại hóa chất như xăng, dầu, nước tẩy. Không bôi hay đắp thuốc lá làm tăng nguy cơ nhiễm trùng. Không cố đợi có triệu chứng nhiễm độc nọc rắn mới đến viện, làm chậm thời gian cấp cứu.

    Thùy An


    Mua hàng tại Tin Học Như Ý
    Nguồn: VNExpress​
     
  2. Facebook comment - Truyền 10 lọ huyết thanh cứu người bị rắn lục cắn

Share This Page