Ăn ốc có nên bỏ đuôi?

Discussion in 'Sống khỏe' started by Robot Siêu Nhân, Jul 24, 2024.

  1. Robot Siêu Nhân

    Robot Siêu Nhân Moderator

    (Lượt xem: 65)

    [​IMG]

    Đuôi ốc chứa nhiều sạn, bẩn, có nên loại bỏ khi ăn, nếu ăn có bị ngộ độc hay nhiễm sán, nhiễm khuẩn? (Trường, 22 tuổi, Hà Nam)


    Trả lời:

    Ốc sống trong môi trường bùn sâu thường chứa rất nhiều loại ký sinh trùng có hại cho cơ thể. Mỗi con ốc có thể chứa 3.000-6.000 ký sinh trùng giun ống. Luộc ốc chưa kỹ bị nhiễm ký sinh trùng, người ăn nguy cơ cao mắc các bệnh về tiêu hóa, đau bụng, buồn nôn, phù nề chân tay, ung thư hoặc các bệnh nguy hiểm khác do ký sinh trùng.

    Dân gian có cấu "đầu lươn, đuôi ốc". Khi ăn ốc, bạn nên loại bỏ phần đuôi ốc do chứa nhiều chất bẩn, không tốt cho hệ tiêu hóa, đặc biệt là người tiêu hóa kém, phụ nữ mang thai, trẻ nhỏ... Trước khi ăn, nên sơ chế sạch bằng cách ngâm ốc trong nước sạch nhiều lần hoặc ngâm ốc với nước gạo và ớt để chúng nhả hết bùn rồi mới nấu.

    Ốc nhiều protein nên những người bị gout, viêm khớp cần hạn chế. Natri trong ốc cũng khiến bệnh tiểu đường, thận trở nên trầm trọng. Những người bị ho, hen nên tránh ăn hải sản.

    Người có tiền sử bị dị ứng với hải sản nói chung và ốc nói riêng thì không nên ăn ốc vì rất dễ bị đau bụng, nổi mề đay, ngứa ngáy, khó chịu.

    PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh
    Nguyên cán bộ Viện Công nghệ sinh học và Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội


    Adblock test (Why?)
    Nguồn: VNExpress​
     
  2. Facebook comment - Ăn ốc có nên bỏ đuôi?

Share This Page