Thời huy hoàng của nhạc chuông điện thoại di động

Discussion in 'Tin tức - Đồ chơi số' started by bboy_nonoyes, May 13, 2013.

  1. bboy_nonoyes

    bboy_nonoyes Administrator Staff Member

    (Lượt xem: 498)

    Nhạc chuông từng được coi là công cụ thể hiện cái tôi của mỗi người, còn hiện nay người sử dụng điện thoại có quá nhiều thứ khác để "giới thiệu đôi nét về bản thân" thông qua thiết bị di động.


    Khi nhận được chiếc điện thoại đầu tiên cách đây hơn 10 năm, Rebecca May lập tức truy cập website của nhà cung cấp dịch vụ để chọn nhạc chuông. "Tôi tải tầm 10 bản nhạc với giá thời đó là 5-6 USD mỗi nhạc chuông và bố tôi là người trả tiền", May, hiện 22 tuổi, nhớ lại. "Khi các ca khúc mới ra đời và được ưa chuộng, tôi lại download chúng về máy".

    Nhưng đến khoảng năm 2009, May không còn hứng thú với việc mua nhạc chuông nữa. Cô không phải người duy nhất thay đổi sở thích cá nhân, bằng chứng là doanh thu nhạc chuông đã sụt giảm mạnh mẽ trong những năm qua.

    [​IMG]
    Nhạc chuông từng được coi là phụ kiện thời trang, là thứ thể hiện cái tôi của người dùng điện thoại.

    Ở giai đoạn đầu đến giữa những năm 2000, ringtone trở thành phụ kiện thời trang của người dùng. Họ hào hứng tải cá nhân hóa điện thoại của mình bằng các đoạn âm thanh hay nhất, mới nhất hoặc lạ nhất, độc đáo nhất. Họ thích thú khi phân loại nhạc cho từng nhóm người khác nhau trong danh bạ, như người yêu, bố mẹ, bạn bè, sếp, người lạ.... Riêng trong năm 2004, hơn nửa số người dùng điện thoại trong độ tuổi 15-30 đã tải nhạc về máy di động ít nhất một lần. Họ coi đây là cơ hội để thể hiện sở thích âm nhạc và tính cách của bản thân. "Nhạc chuông phản ánh chính con người bạn", Linda Barabee, chuyên gia phân tích cao cấp của hãng Yankee, khi đó nhận định. "Đó chính là ứng dụng được ưa chuộng thứ hai chỉ sau thị trường dịch vụ dữ liệu, chủ yếu là tin nhắn".

    Còn theo hãng nghiên cứu Consect (Mỹ), riêng trong năm 2004, doanh thu nhạc chuông - được coi là vị cứu tinh của ngành công nghiệp âm nhạc - đã lên tới 4 tỷ USD toàn cầu và 300 triệu USD riêng tại Mỹ.

    Theo Richard Conlon, Phó chủ tịch của Broadcast Music Inc. (BMI), ringtone phổ biến bởi đây là một trong những sản phẩm audio đầu tiên mà người ta có thể thưởng thức trên máy di động. Nhưng vài năm gần đây, mọi thứ bắt đầu đi xuống. Trái ngược với sự tăng trưởng mạnh mẽ của smartphone, doanh thu nhạc chuông bỗng sụt giảm mạnh, chỉ còn 167 triệu USD tại Mỹ năm 2012.

    Một trong những lý do chính là mọi người đã có nhiều cách hơn để tự tạo và chia sẻ nhạc chuông miễn phí. Quan trọng hơn, smartphone đem đến cho mọi người nhiều thú vui mới từ game, video, nhạc cho tới tin tức, Facebook và có vô số cách để cá nhân hóa điện thoại nên nhạc chuông không còn là trò tiêu khiển hấp dẫn như trước.

    "Sự hiện diện của quá nhiều thứ trên một thiết bị khiến sự tập trung của người sử dụng vào từng thứ sẽ giảm đi ít nhiều so với trước đây (khi điện thoại chỉ có nhạc chuông, vài game đơn giản, màn hình khó tùy biến)", chuyên gia David Bakula của Nielsen cho hay.

    Một yếu tố khác khiến nhạc chuông thoái trào là vì thói quen nhắn tin tăng cao qua SMS và các dịch vụ miễn phí của Facebook, Whatsapp; iMessage... nên nhu cầu gọi điện giảm xuống. Tất nhiên, chức năng cơ bản nhất của điện thoại là gọi điện và nhắn tin nên nhạc chuông không bao giờ mất đi, nhưng nó không còn là thứ thể hiện cái tôi nữa. Nhiều người không buồn thay nhạc chuông mặc định trong máy hoặc họ chỉ đổi 1-2 lần trong suốt quá trình sử dụng.

    "Phải thú nhận, đây không phải tin vui. Vào giai đoạn đầu của kỷ nguyên số, chúng tôi kiếm tiền từ nhạc chuông nhiều hơn bất cứ dịch vụ nào khác. Nó chiếm tới hơn nửa nguồn thu nhập. Còn giờ, nó gần như chỉ là con số không", Conlon của BMI chia sẻ với CNN.

    Châu An

    Nguồn: VNExpress
     
  2. Facebook comment - Thời huy hoàng của nhạc chuông điện thoại di động

Share This Page