Cơ sở đánh giá tiềm năng phát triển trí não ở trẻ

Discussion in 'Sống khỏe' started by bboy_nonoyes, May 13, 2013.

  1. bboy_nonoyes

    bboy_nonoyes Administrator Staff Member

    (Lượt xem: 408)

    Các nhà tâm lý và khoa học đánh giá năng khiếu, trí thông minh ở trẻ như một khái niệm mang tính tạm thời. Còn đa số phụ huynh vẫn giữ thói quen nhận biết điều này dựa vào trực giác bản thân hoặc so sánh với các bé đồng trang lứa.


    Sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật và nguồn thông tin là trợ thủ đắc lực giúp các bậc phụ huynh chăm sóc và nuôi dạy trẻ tốt hơn. Cha mẹ nào cũng muốn cho con mình phát triển một cách toàn diện. Ngoài cơ thể khỏe mạnh, việc phát triển trí tuệ ở trẻ đang trở thành mối quan tâm hàng đầu của các bậc phụ huynh. Song không phải ai cũng hiểu thước đo, cơ sở đánh giá tiềm năng này của trẻ.

    Trong khi các nhà tâm lý và khoa học hiện đại đánh giá năng khiếu hay trí thông minh ở trẻ như một khái niệm mang tính điều kiện và tạm thời thì nhiều phụ huynh vẫn giữ thói quen tin vào trực giác của bản thân hay so sánh với các bé đồng trang lứa. Thậm chí, nhiều bà mẹ vội vàng lo lắng khi thấy con mình không lanh lẹ như cháu bé nhà hàng xóm, mà quên mất rằng mỗi bé đều có một năng khiếu và sở trường riêng. Môi trường và cách nuôi dạy trẻ cũng ảnh hưởng đến việc phát triển tiềm năng này của bé. Vì vậy, việc một cậu bé 26 tháng tuổi chưa thể chọn đúng các vật có cùng màu sắc trong khi cô bé cùng tuổi nhà hàng xóm lại phân biệt bảy sắc cầu vồng một cách rành mạch là những biểu hiện tự nhiên ở trẻ.

    Những chênh lệch về độ đa dạng của ngôn từ mà các bé sử dụng hằng ngày cũng chỉ mang tính chất ước lệ, không đủ đánh giá chuẩn xác tiềm năng phát triển não bộ của trẻ. Thế mạnh của mỗi trẻ được thể hiện ở các góc độ khác nhau mà sự so sánh một chiều luôn là những đánh giá mơ hồ. Chỉ khi mẹ nhìn nhận mức độ phát triển não bộ của trẻ dựa vào những yếu tố có quy chuẩn và khoa học hơn thì đánh giá mới đủ khách quan và thuyết phục.

    Hiện nay, hầu hết phụ huynh đều hiểu: những năm tháng đầu đời là nền tảng cho tương lai của trẻ. Các nghiên cứu khoa học cũng tạo ra những thang đo chuẩn xác và gần hơn đến từng đặc điểm phát triển trí não toàn diện ở trẻ, thay vì các biểu hiện riêng lẻ. Điều này cho phép việc đánh giá tiềm năng phát triển não bộ của trẻ trở nên khách quan và có cơ sở vững vàng hơn, với từng nhóm biểu hiện cụ thể như khả năng tăng trưởng và sức khỏe, giao tiếp, phối hợp tay chân, các giác quan và khả năng học tập, hay khả năng phát triển vận động… Các nhóm biểu hiện này cũng được phân theo các cột mốc vàng tương ứng với từng giai đoạn phát triển trong suốt những năm tháng đầu đời của bé, từ đó, mẹ có thể theo dõi và có những đánh giá chính xác hơn.

    [​IMG]
    Để xác định đúng các tiềm năng của trẻ, mẹ nên kết hợp với các bác sĩ nhi khoa để thực hiện một số bài kiểm tra đơn giản, dễ thực hiện, nhưng vẫn có tính khoa học cao.

    Những cột mốc đó là thời điểm đánh dấu bước chuyển đổi và biểu hiện trong nhận thức của trẻ mà mẹ cần quan tâm. Từ một tuổi đến 2 tuổi, bé đã biết được tên gọi của nhiều đồ vật gia dụng cũng như các bộ phận cơ thể, đồng thời bắt đầu thích leo trèo cầu thang và thực hiện theo các yêu cầu đơn giản. Trong giai đoạn từ 2 tuổi đến 3 tuổi, bé có thể tự mặc quần áo, mở cửa, mở nắp chai và có thể đọc thuộc tên gọi của mình. Khi 3 tuổi đến 4 tuổi, bé sẽ mạnh dạn di chuyển tự do và không còn phụ thuộc nhiều vào người lớn nữa, khả năng tiếp thu sự việc cũng nhạy bén hơn, đặc biệt là biết quan tâm đến cảm xúc của người khác. Đây chính là những ví dụ điển hình của những cột mốc vàng trong suốt những năm đầu đời mà mẹ cần quan tâm để giúp bé phát huy tối đa tiềm năng trí tuệ trong tương lai.

    Giáo sư - Tiến sĩ Hoàng Trọng Kim, Chủ tịch Hội Nhi khoa TP HCM, cho biết: để xác định đúng các tiềm năng của trẻ, mẹ nên kết hợp với các bác sĩ nhi khoa để thực hiện một số bài kiểm tra đơn giản, dễ thực hiện, nhưng vẫn có tính khoa học cao và thường được sử dụng ở Âu Mỹ. Ví dụ như test Fagan có thể đánh giá sự phát triển về thị giác và khả năng ghi nhớ hình ảnh khi bé được 6-12 tháng tuổi.

    Ngoài ra, các bác sĩ chuyên khoa tâm lý nhi khoa còn sử dụng một số hình thức kiểm tra khác để đánh giá sớm về từ vựng, khả năng xử lý thông tin, chỉ số thông minh (IQ), chỉ số phát triển trí tuệ (MDI), chỉ số phát triển tâm thần vận động (PDI), sự phát triển thị giác thông qua sự tinh nhạy của mắt (TACP), khả năng tiếp nhận từ vựng thông qua sự phản hồi về hình ảnh (PPVT-R)…

    Công thức dinh dưỡng ngày nay cũng cần được tiến hành với các chứng minh lâm sàng về "thành tích" của bé trên các cột mốc qua những khảo sát khoa học trên. Để nắm rõ các biểu hiện mà bé cần có trong từng giai đoạn phát triển cũng như cách phân chia các cột mốc vàng khoa học, mẹ có thể tham khảo thêm thông tin tại các website www.hocvieniq.com hoặc www.iqbaby.com.vn. Mặc dù không có một quy chuẩn nào là tuyệt đối khuôn mẫu cho sự phát triển trí thông minh ở trẻ, nhưng sự cảm nhận của người mẹ cộng với những thông tin có cơ sở khoa học về các cột mốc phát triển của bé sẽ đánh giá được tiềm năng của trẻ, từ đó, mẹ có những thay đổi và phù hợp để trẻ thông minh hơn.

    [​IMG]Để nuôi dưỡng trí tuệ của trẻ, mẹ cần cung cấp đủ các chất dinh dưỡng cho bé. Gain plus với hệ dưỡng chất EyeQ Plus cung cấp cho con không chỉ DHA mà còn nhiều dưỡng chất thiết yếu khác như AA, Omega 3&6, Taurine, Choline, Sắt, Acid Folic, Iot, đặc biệt với Lutein và photpholipid - chất dinh dưỡng đã được chứng minh lâm sàng giúp trẻ phát triển tốt trí não.

    Ngọc Bích

    Nguồn VNExpress
     
  2. Facebook comment - Cơ sở đánh giá tiềm năng phát triển trí não ở trẻ

Share This Page