Hơn 100 nhà khoa học chia sẻ nghiên cứu mới về vật lý, vũ trụ

Discussion in 'Khám phá - Phát minh' started by bboy_nonoyes, Jul 8, 2024.

  1. bboy_nonoyes

    bboy_nonoyes Administrator Staff Member

    (Lượt xem: 63)

    Bình Định110 nhà khoa học của Việt Nam và 22 quốc gia, vùng lãnh thổ trao đổi các nghiên cứu tại hội nghị khoa học về vật lý, vũ trụ học tại Bình Định từ ngày 8 - 13/7.


    Sáng 8/7, Trung tâm quốc tế về khoa học và giáo dục liên ngành (ICISE) phối hợp Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức hội nghị quốc tế "Hạt, Dây và Vũ trụ học lần thứ 29". Sự kiện nằm trong chuỗi các hoạt động chương trình Gặp gỡ Việt Nam lần thứ 20 năm 2024 tổ chức tại ICISE, TP Quy Nhơn, Bình Định.

    [​IMG]

    GS Phạm Quang Hưng, nhà khoa học người Mỹ gốc Việt, hiện làm việc tại Đại học Virginia (Mỹ) chia sẻ tại hội nghị. Ảnh: Trọng Nhân


    Nhiều nhà khoa học trên thế giới đến Việt Nam chia sẻ kết quả nghiên cứu mới nhất về các vấn đề liên quan đến vật lý hạt cơ bản, vũ trụ học. Trong đó, GS. Michael Ramsey-Musolf hiện làm việc tại Đại học Massachusetts Amherst (Mỹ) và Đại học giao thông Thượng Hải (Trung Quốc). Năm 2023, GS Michael Ramsey-Musolf nhận Giải thưởng Herman Feshback danh giá về lý thuyết vật lý hạt nhân bởi Hội Vật lý Mỹ (APS). Giải thưởng này công nhận các công trình nghiên cứu của ông là "nghiên cứu xuất sắc về lý thuyết vật lý hạt nhân" và được xem là một trong những giải thưởng danh giá nhất trong lĩnh vực.

    Đến từ Ấn Độ, GS Atish Dabholkar hiện là Giám đốc Trung tâm vật lý lý thuyết quốc tế Abdus Salam (ICTP). Ông nổi tiếng với các nghiên cứu về lý thuyết dây, lỗ đen và hấp dẫn lượng tử. GS Atish Dabholkar được chọn là thành viên của Viện Hàn lâm Khoa học Ấn Độ. Là người nghiên cứu về vật lý hạt cơ bản, GS Pran Nath hiện làm việc tại Đại học Northeastern (Mỹ). Ông là một trong những người khởi xướng lý thuyết siêu hấp dẫn (SUGRA) đầu tiên vào năm 1975... Hội nghị được coi là cơ hội hợp tác cho nghiên cứu, giáo dục giữa các nhà khoa học các quốc gia.

    Phát biểu tại sự kiện, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt đánh giá hội nghị về vật lý hạt, lý thuyết dây và vũ trụ học có ý nghĩa quan trọng, được tổ chức liên tục từ năm 1990 đến nay. Ông cho rằng đây một trong những chuỗi hội nghị quốc tế uy tín về vũ trụ học trên thế giới.

    Ông cho biết, các chương trình phát triển khoa học cơ bản quốc gia, trong đó bao gồm chương trình phát triển vật lý đã được thực hiện liên tục từ năm 2016. Chương trình này hướng đến ưu tiên nghiên cứu cơ bản về vật lý trong một số lĩnh vực mà Việt Nam có thế mạnh như vật lý lý thuyết và tính toán, vật lý các chất đậm đặc, quang lượng tử, vật lý hạt nhân... Các nghiên cứu cơ bản định hướng ứng dụng cũng được Bộ Khoa học Công nghệ đẩy mạnh như quan trắc xử lý môi trường, khoa học vật liệu...

    Bộ trưởng Đạt đánh giá ứng dụng các phương pháp, kỹ thuật vật lý trong các đề tài nghiên cứu thuộc các chương trình khoa học công nghệ quốc gia trong thời gian qua đã gia tăng và đạt nhiều kết quả. Nhà khoa học đã nghiên cứu ứng dụng hạt nhân trong công nghiệp, ứng dụng vật lý kỹ thuật hạt nhân trong môi trường, ứng dụng đồng vị phóng xạ trong ngành thủy văn, trong xác định tuổi mẫu vật, ứng dụng vật lý trong y khoa...

    [​IMG]

    Bộ trưởng Huỳnh Thành Đạt phát biểu tại hội nghị, sáng 8/7. Ảnh: Trọng Nhân


    Lãnh đạo Bộ Khoa học và Công nghệ tin tưởng các nhà khoa học trẻ tham dự hội nghị được các giáo sư, các nhà khoa học uy tín trực tiếp chia sẻ, cập nhật những kết quả nghiên cứu mới nhất trong lĩnh vực, cũng như những kinh nghiệm trong cuộc đời làm khoa học. Qua đó, các nhà khoa học trẻ sẽ càng thêm yêu nghiên cứu, dám dấn thân vào con đường khoa học và tự tin khám phá những chân trời mới.

    Phó chủ tịch thường trực UBND tỉnh Bình Định Nguyễn Tuấn Thanh mong muốn sau hội nghị các chuyên gia sẽ có các kết nối với địa phương nhằm hợp tác phát triển khoa học, giáo dục và các lĩnh vực kinh tế xã hội khác để phát triển bền vững dựa trên nền tảng khoa học và công nghệ.

    Theo xếp hạng của tổ chức Scimago, dựa trên số lượng bài báo quốc tế trong lĩnh vực vật lý và thiên văn học của các quốc gia, Việt Nam đã vươn lên từ vị trí thứ 60 năm 2013, lên vị trí thứ 46 vào năm 2023. Việt Nam cũng đã có Trung tâm Vật lý quốc tế được UNESCO công nhận và bảo trợ từ năm 2018.

    Vĩnh Hà


    Adblock test (Why?)
    Nguồn VNExpress
     
  2. Facebook comment - Hơn 100 nhà khoa học chia sẻ nghiên cứu mới về vật lý, vũ trụ

Share This Page