Hoại tử vô khuẩn chỏm xương đùi

Discussion in 'Sống khỏe' started by Robot Siêu Nhân, Jun 29, 2024.

  1. Robot Siêu Nhân

    Robot Siêu Nhân Moderator

    (Lượt xem: 86)

    [​IMG]

    Hoại tử vô khuẩn (Avascular Necrosis - AVN) chỏm xương đùi là bệnh có tổn thương hoại tử tế bào xương và tủy xương do thiếu máu nuôi.


    Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi bác sĩ Bùi Huy Cận, Đơn vị Điều trị ban ngày, Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM - Cơ sở 3.

    Tổng quan

    - Vùng hoại tử lúc đầu tạo ra các vùng thưa xương, các ổ khuyết xương, về sau dẫn đến gãy xương dưới sụn, cuối cùng gây xẹp chỏm xương đùi, thoái hóa thứ phát và mất chức năng của khớp háng, dẫn đến tàn phế.

    - Hoại tử chỏm xương đùi tự phát thường gặp nhất ở độ tuổi trung niên, nam thường gặp hơn nữ.

    - Hoại tử xương thứ phát sau chấn thương hoặc các nguyên nhân khác phụ thuộc vào tuổi mắc các bệnh lý nền.

    - Tổn thương có thể ở một hoặc hai bên khớp háng, khoảng 70% trường hợp tổn thương xảy ra ở một bên.


    Triệu chứng

    Ở giai đoạn sớm, người bệnh có thể không có triệu chứng. Biểu hiện lâm sàng chính là đau khớp háng bên tổn thương, thường xuất hiện từ từ, tăng dần. Đau tăng lên khi đi lại hoặc đứng lâu, giảm khi nghỉ ngơi. Người bệnh thường không có các biểu hiện toàn thân, trừ các triệu chứng của bệnh nền nếu có.


    Ở giai đoạn sớm thông thường vận động của khớp háng không bị hạn chế, muộn hơn có thể thấy hạn chế các động tác như xoay - dạng - khép trong khi động tác gấp duỗi thì bình thường. Ở giai đoạn muộn thường có giới hạn vận động khớp háng ở tất cả động tác.

    Chẩn đoán


    - Người bệnh cần được kiểm tra bằng các chẩn đoán hình ảnh như X-quang, CT-scan hoặc MRI tùy theo tình trạng.

    - Bác sĩ sau khi khám sẽ có chỉ định phù hợp.

    Điều trị

    - Y học hiện đại điều trị thường theo mục tiêu ở mỗi giai đoạn khác nhau:

    • Giai đoạn sớm (trước khi có gãy xương dưới sụn):
      • Mục tiêu dự phòng hạn chế tối đa bệnh tiến triển nặng lên.
      • Các phương pháp can thiệp chính gồm làm giảm áp lực lên chỏm xương đùi, khoan giảm áp, phẫu thuật lấy xương hoại tử và ghép xương, xoay chỏm xương.
    • Giai đoạn muộn hơn (đã có gãy xương dưới sụn): Điều trị triệu chứng, phục hồi chức năng, hướng dẫn chế độ vận động sinh hoạt thích hợp, xem xét phẫu thuật ghép xương.
    • Giai đoạn muộn (xẹp chỏm xương đùi, thoái hóa thứ phát):
      • Điều trị triệu chứng, xem xét phẫu thuật thay khớp háng bán phần hoặc toàn phần.
      • Điều trị nội khoa bằng các thuốc kháng viêm, giảm đau.
      • Điều trị bằng ngoại khoa nếu sau thời gian điều trị tích cực các triệu chứng không thuyên giảm và có các dấu hiệu khớp háng không còn chức năng.

    - Y học cổ truyền:

    • Tùy theo từng thể bệnh mà có các bài thuốc tương ứng khác nhau, bác sĩ sẽ biện chứng luận trị cho từng thể bệnh.
    • Điều trị không dùng thuốc:
      • Loại bỏ các yếu tố nguy cơ: Bỏ thuốc lá, tránh rượu bia, tránh hoặc hạn chế tối đa việc sử dụng corticosteroid nếu có thể.
      • Giảm chịu lực chân đau: Người bệnh nên giảm hoạt động hoặc dùng nạng hoặc dụng cụ hỗ trợ đi lại để giúp chỏm xương đùi hạn chế chịu lực, giúp làm chậm quá trình tiến triển của bệnh.
      • Có thể áp dụng các phương pháp điều trị không dùng thuốc cho giai đoạn trước và sau phẫu thuật thay khớp háng như: Điện châm (có kim) hoặc điện châm (không kim), cấy chỉ, thủy châm, laser châm, xoa bóp bấm huyệt, dưỡng sinh...
      • Điều trị vật lý trị liệu: Hồng ngoại, paraphin, siêu âm, sóng ngắn, điện phân, điện xung, giao thoa, chườm đá...
    • Ngoài ra, người bệnh cần được phối hợp điều trị với chế độ sinh hoạt đảm bảo việc điều trị được thực hiện tích cực. Các phương pháp điều trị không dùng thuốc thường được chỉ định giúp giảm thời gian điều trị và sử dụng các thuốc kéo dài cho người bệnh, mang lại hiệu quả tích cực. Đồng thời việc điều trị được theo dõi hằng ngày bởi các bác sĩ sẽ giúp người bệnh kiểm soát tình trạng bệnh một cách tốt nhất.

    Phòng ngừa

    - Phòng ngừa biến chứng:

    • Sau phẫu thuật người bệnh phải được làm phục hồi chức năng với mục tiêu làm giảm lực tì đè lên vùng tổn thương.
    • Tập vận động thụ động, tập vận động có trợ giúp, tập vận động chủ động khớp háng trước và sau phẩu thuật khi có chỉ định giúp cải thiện chức năng vận động khớp, tránh biến chứng co rút khớp.

    - Phòng ngừa tái phát:

    • Để dự phòng hoại tử vô khuẩn chỏm xương đùi đòi hỏi phải loại bỏ các yếu tố nguy cơ, trong đó bên cạnh các yếu tố bệnh nghề nghiệp thì cần bỏ thuốc lá, tránh rượu bia, tránh hoặc hạn chế tối đa việc sử dụng corticosteroid nếu có thể.
    • Giảm chịu lực chân đau: Người bệnh nên giảm hoạt động hoặc dùng nạng hoặc dụng cụ hỗ trợ đi lại để giúp chỏm xương đùi hạn chế chịu lực, giúp làm chậm quá trình tiến triển của bệnh.

    Mỹ Ý


    Mua hàng tại Tin Học Như Ý
    Nguồn: VNExpress​
     
  2. Facebook comment - Hoại tử vô khuẩn chỏm xương đùi

Share This Page