Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo về một chủng virus đậu mùa khỉ nguy hiểm đang lây lan ở Congo, tỷ lệ tử vong lên đến 10%. John Claude Udahemuka, giáo sư Đại học Rwanda, cho biết chủng mới lây lan mạnh, có đột biến của nhánh đậu mùa khỉ I đặc hữu ở Cộng hòa Dân chủ Congo trong nhiều thập kỷ. Chủng này được đánh giá nguy hiểm, tỷ lệ tử vong khoảng 5% ở người lớn và 10% ở trẻ em. Trong khi con số tương tự ở chủng cũ khoảng 1%, theo WHO. Theo thống kê của cơ quan y tế Liên Hợp Quốc cho thấy, từ đầu năm đến nay có khoảng 8.600 ca mắc đậu mùa khỉ tại Congo, trong đó 410 ca tử vong. "Với tốc độ này, chúng tôi lo ngại dịch bệnh tại Congo có thể trở thành nguồn lây nhiễm cho các quốc gia khác", Cris Kacita, bác sĩ phụ trách dịch bệnh của đất nước, nhận định. Giáo sư Udahemuka và các nhà nghiên cứu khác cho biết chủng mới đang lây lan qua đường quan hệ tình dục giữa cả nam và nữ, đặc biệt là người hành nghề mại dâm. Giới chuyên gia nghiên cứu thêm các đường lây truyền từ người chăm sóc, giám hộ sang trẻ em. Căn bệnh dường như cũng gây sảy thai ở phụ nữ, phát ban và các triệu chứng khác. Vaccine đậu mùa khỉ, tháng 8/2022. Ảnh: MediaNews Group Đậu mùa khỉ là bệnh do virus gây ra, lây lan qua tiếp xúc gần, gây ra các triệu chứng giống cúm và nốt mụn chứa đầy mủ. Hầu hết ca bệnh có triệu chứng nhẹ, song có vẫn có thể gây tử vong. WHO cho biết từ 2021-2023, thế giới ghi nhận 92.000 ca nhiễm và 167 trường hợp tử vong vì bệnh đậu mùa khỉ, chủ yếu liên quan người nam quan hệ tình dục đồng giới và người có nhiều bạn tình. Các ca nhiễm ban đầu tập trung ở Mỹ và một số nước châu Âu, khiến cơ quan y tế Liên Hợp Quốc phải ban bố tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng. Tình trạng này đã được gỡ bỏ vào tháng 5/2022. Việt Nam phát hiện ca đậu mùa khỉ đầu tiên vào tháng 10/2022. Đến đầu năm nay, Bộ Y tế ghi nhận hơn 68 ca đậu mùa khỉ, 6 người tử vong, phần lớn bệnh nhân tiền sử nhiễm HIV. Từ đó đến nay các địa phương vẫn rải rác ghi nhận người mắc bệnh đậu mùa khỉ. Thục Linh (Theo CNBC) Mua hàng tại Tin Học Như Ý Nguồn: VNExpress