Những loại thuốc có thể tăng nguy cơ sốc nhiệt

Discussion in 'Sống khỏe' started by Robot Siêu Nhân, Jun 23, 2024.

  1. Robot Siêu Nhân

    Robot Siêu Nhân Moderator

    (Lượt xem: 67)

    Thuốc lợi tiểu, thuốc cao huyết áp, thuốc chống trầm cảm có thể làm tăng nguy cơ mất nước và gây nguy hiểm trong thời tiết nắng nóng.


    Mùa hè đến với nhiệt độ tăng cao, nhiều người háo hức chờ đợi kỳ nghỉ dưỡng cùng kem chống nắng, đồ bơi. Tuy nhiên, cần lưu ý thời tiết nắng nóng có thể gây nguy hiểm cho những người đang dùng một số loại thuốc thông thường, bởi chúng có thể khiến cơ thể không tích đủ nước, dẫn đến sốc nhiệt, đe dọa tính mạng.

    Những loại thuốc làm tăng độ nhạy cảm với thời tiết nóng

    Thuốc lợi tiểu, thường được kê để điều trị suy tim, huyết áp cao hoặc bệnh thận. Chúng giúp tăng tần suất đi tiểu, có lợi cho tình trạng bệnh trên nhưng cũng có thể dẫn đến mất nước hoặc mất cân bằng điện giải như magiê, kali hoặc muối. Điều này làm cho cơ thể khó điều chỉnh nhiệt độ, gây nguy hiểm khi nắng nóng. Người dùng thuốc này nên uống nhiều nước và chú ý đến các dấu hiệu mất nước như đau đầu, chóng mặt, nước tiểu màu đậm và cảm giác khát.

    Thuốc ức chế men chuyển angiotensin (ACE inhibitors), thường được kê cho bệnh nhân cao huyết áp, cũng có thể gây rắc rối trong thời tiết nóng. Khi nhiệt độ tăng, những người này có thể dễ bị ngất xỉu hoặc té ngã. Ngoài ra, thuốc này còn làm giảm cảm giác khát, khiến khó nhận ra khi cơ thể bị mất nước.

    Thuốc chẹn beta (thuốc giãn mạch trị bệnh tim mạch) có thể gây rủi ro. Không chỉ tăng nguy cơ ngất xỉu và mất thăng bằng, chúng còn cản trở khả năng đổ mồ hôi của cơ thể. Điều này gây lo ngại về việc quá nhiệt do không đủ khả năng làm mát.

    Một số loại thuốc chống loạn thần dùng cho các bệnh tâm thần như haloperidol, olanzapine và risperidone cũng giảm khả năng đổ mồ hôi. Bác sĩ Michael Redlener, Giám đốc y tế của khoa cấp cứu tại Mount Sinai West, giải thích rằng nhiệt độ cơ thể có khả năng tăng cao hơn khi dùng những loại thuốc này.

    Một số thuốc chống trầm cảm có thể tăng nguy cơ mất nước do thường làm tăng đổ mồ hôi và giảm cảm giác khát, khiến người dùng dễ gặp các biến chứng liên quan đến mất nước. Những người dùng thuốc tuyến giáp cho bệnh suy giáp cũng có thể bị ảnh hưởng, vì những loại thuốc này có thể làm tăng nhiệt độ cơ thể và gây khó khăn trong việc điều chỉnh nhiệt độ hiệu quả.

    Các chất kích thích như amphetamines và thuốc điều trị rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) nguy cơ tăng mắc các bệnh liên quan đến nhiệt độ bằng cách tương tác với hệ thống thần kinh trung ương và não bộ.

    Nguy cơ không chỉ giới hạn ở thuốc kê đơn, một số thuốc không kê đơn cũng có thể làm cho người dùng dễ mắc các bệnh liên quan đến nhiệt độ, chẳng hạn như thuốc ngủ Nytol (Diphenhydramine) và thuốc dị ứng như Phenergan và Sominex (Promethazine).

    [​IMG]

    Thời tiết nắng nóng gây nhiều nguy cơ sức khỏe. Ảnh: Quỳnh Trần


    Làm thế nào để giữ mát trong thời tiết nóng?

    Các loại thuốc trên có thể làm tăng độ nhạy cảm với các vấn đề liên quan đến nhiệt, song không có nghĩa là không thể tận hưởng thời gian dưới ánh nắng mặt trời. Có nhiều cách để giảm rủi ro và giữ an toàn trong mùa hè này.

    Cách hiệu quả để bảo vệ sức khỏe là hạn chế tiếp xúc với nhiệt độ ngoài trời bằng cách ở trong môi trường có điều hòa. Nếu điều này không khả thi, uống nhiều nước và ở trong bóng râm ngoài trời sẽ giúp giảm nguy cơ gặp các biến chứng nghiêm trọng.

    Khi ra ngoài, hãy mặc quần áo rộng rãi và có màu sắc nhạt như trắng, vàng hoặc màu pastel, thay vì các màu tối như đen, xanh lá cây và xanh hải quân vì những màu này hấp thụ nhiệt.

    Nếu phải dành thời gian ngoài trời, cần nắm rõ các dấu hiệu của bệnh liên quan đến nhiệt như kiệt sức do nhiệt để điều trị nhanh chóng. Các dấu hiệu bao gồm đổ mồ hôi nhiều, đau đầu, buồn nôn, da lạnh và đôi khi nôn ói. Khi không điều trị kịp thời, kiệt sức do nhiệt có thể dẫn đến đột quỵ, tử vong.

    Thanh Thúy (Theo Mirror, Gloucestershire Live)


    Adblock test (Why?)
    Nguồn: VNExpress​
     
  2. Facebook comment - Những loại thuốc có thể tăng nguy cơ sốc nhiệt

Share This Page