Viêm phổi do nhiễm nấm

Discussion in 'Sống khỏe' started by Robot Siêu Nhân, Jun 22, 2024.

  1. Robot Siêu Nhân

    Robot Siêu Nhân Moderator

    (Lượt xem: 107)

    Hà NộiNam thanh niên 27 tuổi nhập viện trong tình trạng khó thở, suy hô hấp, bác sĩ chẩn đoán viêm phổi do nhiễm nấm.


    Nam thanh niên ho lẫn dịch đỏ như máu kéo dài gần 3 tuần, bác sĩ kết luận có u nấm aspergillus trên nền hang lao gây ho ra máu nặng. Bệnh nhân tiền sử bị lao phổi, đã điều trị ba năm trước. Bác sĩ nghi ngờ di chứng do bệnh lao phổi trước đây khiến sức đề kháng giảm, tạo điều kiện thuận lợi cho nấm hình thành. Người bệnh được mổ cắt u nấm, điều trị theo phác đồ, sức khỏe ổn định.

    Bác sĩ Lã Quý Hương, Khoa Hô hấp, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội, cho biết bệnh nấm phổi chiếm 0,02% các bệnh về phổi. Bệnh không được p‌hát hiện và điều trị kịp thời, nguy cơ t‌ử v‌ong 50-70%. Triệu chứng là sốt cao kéo dài, ho khan, đôi khi ho ra máu, cảm giác đau tức ngực, khó thở, mệt mỏi... Những biểu hiện này mờ nhạt, dễ nhầm lẫn với các bệnh hô hấp khác, khiến khó chẩn đoán và điều trị.

    [​IMG]

    Bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh phẫu thuật cắt bỏ u nấm. Ảnh: Bệnh viện cung cấp


    Hít phải bào tử nấm là nguyên nhân phổ biến nhất gây bệnh nấm phổi. Bào tử nấm có kích thước rất nhỏ, bay lơ lửng trong không khí và dễ dàng xâm nhập hệ hô hấp. Trong môi trường tồn tại nhiều nấm như nông trại, nhà máy chế biến thực phẩm hoặc môi trường sống ẩm thấp... nguy cơ tiếp xúc với bào tử nấm tăng lên.

    Ba loại nấm thường gặp là candida, aspergillus, cryptococcus. Trong đó, các chủng nấm aspergillus gây bệnh phổ biến hơn. Nấm aspergillus thường tồn tại trong thực phẩm như ngô, lúa, thức ăn ôi thiu... "Điều kiện thời tiết nước ta nóng ẩm, môi trường sinh hoạt và vệ sinh chưa cao nên bào tử nấm dễ phát triển", bác sĩ Hương nói.

    Bệnh nấm phổi thường gặp ở người có miễn dịch yếu như mắc bệnh HIV/AIDS, ung thư, đái tháo đường, sử dụng thuốc corticoid trong thời gian dài, người phẫu thuật ghép tạng... Người bệnh phổi như hen, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), giãn phế quản... cũng có nguy cơ mắc bệnh nấm phổi cao hơn.

    Để phòng ngừa nấm phổi, bác sĩ Hương khuyến cáo nâng cao sức đề kháng, đơn giản nhất là sống lành mạnh, khoa học. Ăn uống đầy đủ, tăng cường rau xanh và trái cây, hạn chế thuốc lá cùng rượu bia, kết hợp vận động thể chất đều đặn. Người mắc bệnh nên điều trị sớm, tái khám theo lịch để kiểm soát bệnh lý. Người có các dấu hiệu bất thường cần đến bác sĩ khám sớm, tránh biến chứng nguy hiểm.

    Tránh nấm mốc phát triển trong nhà hoặc nơi làm việc bằng cách sắp xếp không gian gọn gàng, đủ á‌nh nắng. Những đoạn tường có nấm mốc cần cạo bỏ và phủ bằng sơn chống bám. Không để thực phẩm rơi vãi trong nhà, tạo điều kiện cho nấm sinh sôi. Khi vệ sinh, cần mang khẩu trang để tránh hít phải bụi nấm.

    Khuê Lâm

    Độc giả gửi câu hỏi về bệnh hô hấp tại đây để bác sĩ giải đáp​

    Mua hàng tại Tin Học Như Ý
    Nguồn: VNExpress​
     
  2. Facebook comment - Viêm phổi do nhiễm nấm

Share This Page