Tàu biển lai máy bay có thể thay thế phà chở khách

Discussion in 'Khám phá - Phát minh' started by bboy_nonoyes, Jun 13, 2024.

  1. bboy_nonoyes

    bboy_nonoyes Administrator Staff Member

    (Lượt xem: 52)

    Tàu lượn biển chạy hoàn toàn bằng điện, có thể trở thành phương tiện chính của cộng đồng dân cư ven biển trên khắp thế giới.

    [​IMG]

    Thiết kế tàu lượn biển của Regent. Ảnh: Regent


    Tương tự tàu thuyền, mẫu tàu lượn biển của công ty khởi nghiệp Ragent ở Rhode Island, ban đầu nổi trên mặt nước, sau đó tăng tốc lướt phía trên mặt nước bằng cấu trúc gọi là cánh ngầm. Bộ phận đó co lại khi phương tiện cất cánh ở giai đoạn bay. Nó không bao giờ bay lên không trung, thay vào đó chỉ bay cách mặt nước 9 m, tận dụng nguyên lý "hiệu ứng mặt đất", hứa hẹn hành trình êm ái với lực cản thấp hơn so với chuyến bay thông thường, theo CNN.

    "Chúng tôi sẽ chở người trên nguyên mẫu kích thước thật nặng 6.800 kg cuối năm nay", Billy Thalheimer, nhà đồng sáng lập kiêm giám đốc điều hành Regent, cho biết. Theo ông, những chiếc tàu lượn biển đầu tiên sẽ chở 12 hành khách và có tầm hoạt động khoảng 290 km, có thể trực tiếp cạnh tranh với phà nhỏ và thủy phi cơ.

    Công ty Regent đã bán hơn 600 chiếc tàu lượn biển với trị giá tổng cộng hơn 9 tỷ USD, theo Thalheimer. Phương tiện sẽ được sản xuất ở Bắc Mỹ, nhưng Regent gần đây ký thỏa thuận với chính quyền Abu Dhabi để xây nhà máy thứ hai tại Các tiểu vương quốc Arab thống nhất, nhằm phục vụ khách hàng trong vùng và trên khắp châu Âu - châu Á. Sau khi hoạt động, tàu lượn biển sẽ kết nối Abu Dhabi với Dubai, cũng như cộng đồng trên các đảo mà dịch vụ hiện nay chưa tương xứng.

    Nguyên lý "hiệu ứng mặt đất" mà tàu lượn biển sử dụng không mới. Liên Xô đã thử nghiệm ý tưởng này vào thập niên 1960, dẫn tới sự ra đời của "ekranoplan", máy bay lớn được thiết kế để bay ở độ cao thấp phía trên mặt nước, băng hoặc đất liền. Mỹ và Trung Quốc cũng từng thử nghiệm phương tiện hiệu ứng mặt đất, nhưng cuối cùng ý tưởng này không bao giờ trở thành hiện thực. Đối với tàu biển, lực cản giảm cho phép phương tiện đạt tầm hoạt động lớn hơn với công nghệ pin hiện nay và giúp quá trình biến đổi sang các giai đoạn khác của hành trình êm ái hơn.

    Để tạo ra phương tiện hiệu ứng mặt đất hiện đại và khả thi, Regent cần giải quyết một số vấn đề. Theo Thalheimer, đầu tiên, tàu lượn biển đối phó với những cơn sóng tốt hơn. Ông cho biết tàu lượn biển kích thước thật có thể chịu được sóng cao tới 1,5 mét.

    Thách thức thứ hai là tính dễ điều khiển ở cảng. Do ekranoplan không có cơ cấu lái trên mặt nước, chúng không an toàn trong môi trường cảng đông đúc. Với thiết kế tàu lượn biển, cánh ngầm và ba chế độ lái rất hữu ích. "Thay vì chuyển trực tiếp từ nổi sang bay, chúng ta có chế độ không gian là cánh ngầm. Chế độ cánh ngầm cho phép phương tiện đi qua cảng. Sau đó khi ra ngoài biển khơi, nơi mật độ lưu thông thực sự thưa thớt, đó là lúc phương tiện bay lên và sử dụng hiệu ứng mặt đất", Thalheimer giải thích.

    Cải tiến cuối cùng là độ an toàn. Các phương tiện hiệu ứng mặt đất cũ giống máy bay hơn và có phi công điều khiển mọi lúc. Tàu lượn biển của Regent trang bị cảm biến điều khiển bay và hệ thống phần mềm cho phép con người định vị, liên lạc, lên kế hoạch. Đó là một hệ thống có tính tự động cao, việc duy nhất người điều khiển cần làm là chỉnh hướng và tốc độ.

    Vào mùa hè năm 2022, Regent thử nghiệm nguyên mẫu tàu lượn biển nhỏ bằng 1/4 kích thước thật. Phiên bản điều khiển từ xa đó nặng 181 kg và có sải cánh 5,5 m. Phương tiện thương mại kích thước thật mang tên Viceroy có sải cánh 20 m và bay cách mặt biển 6 - 9 m. Sau khi Viceroy đi vào hoạt động, Regent lên kế hoạch giới thiệu mẫu tàu lượn biển lớn hơn gọi là Monarch, có khả năng chở 100 hành khách và dự kiến hoạt động cuối thập kỷ. Tuy nhiên, công ty cần cải tiến công nghệ pin để hỗ trợ tầm hoạt động 483 - 805 km của phương tiện.

    Theo Thalheimer, các khách hàng đầu tiên vận hành tàu lượn biển bao gồm Surf Air Mobility, hãng hàng không sử dụng phương tiện kết nối các hòn đảo ở Hawaii, dọc theo vùng ven biển Miami, qua Key West và tới quần đảo Bahamas. Tại châu Âu, công ty Brittany Ferries từ lâu bày tỏ quan tâm đối với sử dụng tàu lượn biển nối giữa Anh và Pháp qua eo biển Manche. Công ty cũng đang thỏa thuận ở vùng Địa Trung Hải để nối miền nam nước Pháp và Italy, cũng như quần đảo Hy Lạp. Hãng hàng không Nhật Bản và công ty khởi nghiệp New Zealand Ocean Flyer cũng là những khách hàng vận hành tàu lượn biển sớm nhất. Tại Abu Dhabi, tàu lượn biển sẽ không chỉ hỗ trợ du lịch mà còn giúp vượt qua những nút tắc nghẽn giao thông công cộng hiện nay.

    An Khang (Theo CNN)​


    Mua hàng tại Tin Học Như Ý
    Nguồn VNExpress
     
  2. Facebook comment - Tàu biển lai máy bay có thể thay thế phà chở khách

Share This Page