Những sáng kiến khoa học hướng đến người dân vùng núi

Discussion in 'Khám phá - Phát minh' started by bboy_nonoyes, Jun 2, 2024.

  1. bboy_nonoyes

    bboy_nonoyes Administrator Staff Member

    (Lượt xem: 100)

    Bếp nước nóng T-sona, website hỗ trợ người dân tộc Mông ôn thi bằng lái xe máy; tóc giả từ lá cây lưỡi hổ là những dự án được vinh danh qua ba mùa thi Sáng kiến Khoa học.


    Sau 3 mùa giải kể từ năm 2022, cuộc thi Sáng kiến Khoa học do VnExpress đã vinh danh 20 dự án tiêu biểu. Trong đó, hạng mục "Giải sáng kiến" được trao cho 3 sản phẩm, sáng kiến đặc biệt phục vụ đồng bào vùng sâu, vùng xa, miền núi trị giá 30 triệu đồng. Các dự án thể hiện tính sáng tạo, hướng tới tiềm năng ứng dụng thực tế góp phần mang hiệu quả kinh tế, hỗ trợ đồng bào miền núi.

    Anh Dương Quang Kiều (42 tuổi) phường Hòa Hương, TP Tam Kỳ, Quảng Nam tác giả sản phẩm bếp đun củi tạo nước nóng thay bình nóng lạnh điện, bình năng lượng mặt trời vừa được trao giải năm 2024. Giải pháp tận dụng từ nguồn nhiệt dư thừa của bếp củi tạo nước nóng giúp người dân miền núi dùng thay bình nóng lạnh. Sau gần 5 năm, hiện hệ thống bếp của anh Kiều được lắp đặt tại 20 điểm trường ở huyện Nam Trà My, dùng cho các hộ làm vườn dược liệu... giúp nâng cao chất lượng cuộc sống đồng bào vùng núi.

    [​IMG]

    Anh Dương Quang Kiều bên sản phẩm bếp nước nóng. Ảnh: Đắc Thành


    Anh Kiều cho biết sau cuộc thi một công ty CSR (là những hoạt động đóng góp cho xã hội của doanh nghiệp) thông qua báo VnExpress đã liên hệ kết nối. "Đơn vị này muốn làm chương trình CSR cho công ty khu vực phía Bắc", anh nói và cho hay rất sẵn sàng kết nối các đơn vị và phát triển ra phía Bắc do khu vực miền núi cho có mùa đông lạnh, khắc nghiệt.

    Tiền thưởng cũng được anh Kiều dùng để cải tiến thêm hệ thống bếp. Theo đó, nhóm nghiên cứu thêm bộ lọc nước uống trực tiếp, đã làm thử nghiệm. Bên cạnh đó, lên ý tưởng kết hợp tấm pin năng lượng mặt trời để cấp nhiệt giữ nóng cho nước, tăng tính hiệu quả của hệ thống; kết hợp với điện gió mini để gia nhiệt thêm giữ ấm nước nóng lâu hơn.

    [​IMG]

    Tóc giả được làm từ lá cây lưỡi hổ do học sinh tại Điện Biên chế tạo. Ảnh:NVCC


    Ở mùa thứ hai, giải pháp dùng lá cây lưỡi hổ để tạo tơ sợi ứng dụng làm tóc giả của Trần Thị Quỳnh (18 tuổi), THPT Mường Nhé, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên, thắng giải Sáng kiến. Dự án được thực hiện với kỳ vọng giúp người dân có thêm nguồn thu nhập từ loài lá cây lưỡi hổ có sẵn tại địa phương.

    Dưới sự hướng dẫn của cô giáo Nguyễn Thị Cẩm Nhung, nhóm học sinh đã chế tạo thành công tóc giả từ tơ sợi lá cây lưỡi hổ có khả năng chịu nhiệt tốt có thể dễ dàng thay đổi kiểu dáng. Nhóm đang tiếp tục hoàn thiện sản phẩm tóc giả với độ bóng mượt hơn, dệt các sợi tơ thành các mảnh vải và tạo ra các sản phẩm bao bì, hàng thủ công mỹ nghệ thời trang.

    [​IMG]

    Đoàn Thị Hà Giang (thứ năm từ trái sang) trưởng nhóm Dream Makers nhận giải tại Sáng kiến Khoa học 2022. Ảnh: Tùng Đinh


    Mùa đầu tiên, dự án của nhóm Dream Makers do học sinh trường Phổ thông Dân tộc Nội Trú tỉnh Điện Biên giúp người dân tộc Mông tìm hiểu luật giao thông nhận giải khuyến khích. Dự án "Website hỗ trợ người dân tộc Mông ôn thi bằng lái xe máy" được đánh giá cao về ý tưởng hướng tới khoa học công nghệ hỗ trợ cho người thân và mang lại giá trị tích cực cho cộng đồng miền núi.

    Sau cuộc thi, website tiếp tục hoạt động và nhận được lời mời giúp đỡ phát triển web từ một viện nghiên cứu thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ. "Cuộc thi rất bổ ích, giúp chúng em được giao lưu, gặp gỡ và học hỏi với nhiều chuyên gia trong các lĩnh vực, kết nối tới các giải pháp sáng tạo, tiềm năng tại các trường phổ thông, đại học", Đoàn Thị Hà Giang, hiện là sinh viên ngành Công nghệ thông tin tại Đại học Thủy Lợi nói.

    [​IMG]

    Một người dân tộc Mông tại huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên đang ôn luyện thi bằng lái xe trên website. Ảnh: NVCC


    Toàn bộ tiền giải thưởng do Quỹ Hy vọng (Hope Foundation) tài trợ. Đây là quỹ xã hội hoạt động vì cộng đồng, không vì lợi nhuận, được vận hành bởi Báo VnExpress và Công ty cổ phần FPT. Quỹ hướng tới thúc đẩy công nghệ thông tin, phát triển tri thức bền vững, kết nối tấm lòng nhân ái để tạo ra xã hội bình đẳng và tiến bộ. Với việc đồng hành cùng cuộc thi, Quỹ Hy vọng mong muốn thúc đẩy các sáng kiến từ những người trẻ, để từ đó ứng dụng công nghệ vào mọi mặt của đời sống. Điều này góp phần thực hiện hóa mục tiêu của Quỹ, rút ngắn khoảng cách chênh lệch giữa nông thôn và thành thị.

    Đồng hành cùng cuộc thi Sáng kiến Khoa học lần thứ ba, bà Nguyễn Xuân Tú, Giám đốc Quỹ Hy Vọng, cho biết rất vui khi có nhiều bài thi đáp ứng tính ứng dụng cao, vừa hướng tới hỗ trợ cộng đồng từ người khiếm thị, học sinh miền núi đến bệnh nhân ung thư. Đây cũng là những đối tượng hỗ trợ cho các chương trình của Quỹ những năm vừa qua.

    Cuộc thi Sáng kiến khoa học được VnExpress tổ chức thường niên từ năm 2022, tạo sân chơi cho những người yêu khoa học, công nghệ, hướng tới các nhà khoa học chuyên hoặc không chuyên, với các giải pháp, sản phẩm có giá trị ứng dụng trong cuộc sống.

    Như Quỳnh


    Mua hàng tại Tin Học Như Ý
    Nguồn VNExpress
     
  2. Facebook comment - Những sáng kiến khoa học hướng đến người dân vùng núi

Share This Page