Bác sĩ tự thử nghiệm phương pháp mới chữa ung thư

Discussion in 'Sống khỏe' started by Robot Siêu Nhân, May 30, 2024.

  1. Robot Siêu Nhân

    Robot Siêu Nhân Moderator

    (Lượt xem: 49)

    AustraliaLà một trong 4 người đầu tiên trên thế giới thử nghiệm vaccine ung thư mRNA kết hợp liệu pháp miễn dịch, bác sĩ Scolyer thoát bệnh ung thư sau gần một năm điều trị.


    Giáo sư Scolyer, 57 tuổi, chuyên gia ung thư hàng đầu thế giới, hiện là giám đốc Viện Ung thư hắc tố Australia. Vào tháng 5/2023, khi đang công tác khắp châu Âu để phát biểu tại các hội nghị y tế, Scolyer lên cơn động kinh tại Ba Lan. Ông bay về Australia và được chụp cộng hưởng từ, phát hiện có khối u nguyên bào thần kinh đệm - dạng ung thư não nguy hiểm giai đoạn cuối. Hầu hết bệnh nhân đều không thể sống sót sau hơn một năm.

    Đồng nghiệp lâu năm của ông, bác sĩ ung thư Georgina Long, đề xuất Scolyer tham gia chương trình điều trị thử nghiệm cho căn bệnh với hai tư cách: tình nguyện viên và nhà nghiên cứu. Phương pháp sẽ kết hợp các loại thuốc miễn dịch và vaccine ung thư được cá nhân hóa. Giáo sư Scolyer được gọi là "bệnh nhân số 0", vì ông là một trong 4 người đầu tiên trên thế giới thử nghiệm phác đồ này.

    Vào tháng 6/2023, Scolyer bắt đầu điều trị với liệu pháp miễn dịch kết hợp trong 12 ngày. Sau đó, ông được phẫu thuật, xạ trị và tiếp tục điều trị bằng thuốc miễn dịch cùng vaccine mRNA cá nhân hóa.

    Sau gần một năm, Scolyer có sức khỏe ổn định, không còn khối u ác tính trên các phim chụp. Điều này không có nghĩa ông hoàn toàn khỏi bệnh, nhưng điều đáng mừng là khối u đã biến mất được 10 tháng, thay vì 6 tháng như dự đoán.

    [​IMG]

    Ảnh chụp cộng hưởng từ u nguyên bào thần kinh đệm. Ảnh: BSIP


    Những tiến bộ trong điều trị ung thư não bằng cách sử dụng liệu pháp miễn dịch (CAR-T) và vacine mRNA khởi nguồn từ nhóm giáo sư Đại học Florida, Mỹ. Theo đó, vaccine dựa trên công nghệ mRNA, từng được sử dụng phòng ngừa Covid-19. Thay vì kích hoạt hệ miễn dịch để nhận biết protein gai của virus, vaccine có nhiều lớp mRNA (hạt) chiết xuất từ vật liệu di truyền của khối u não bệnh nhân.

    Các hạt được đóng gói thành cấu trúc giống "củ hành", như một loại virus nguy hiểm và truyền vào máu người bệnh, từ đó cảnh báo hệ miễn dịch tấn công và tiêu diệt các tế bào ung thư trong não mang đặc điểm tương tự.

    "Chúng cảnh báo hệ miễn dịch rõ ràng hơn nhiều so với các hạt đơn lẻ", Elias Sayour, chuyên gia về ung thư nhi khoa tại Đại học Florida, giải thích.

    Trong vòng 48 giờ kể từ khi bắt đầu điều trị, khối u chuyển từ trạng thái "lạnh" (đóng băng ngoài tầm của hệ miễn dịch) sang "nóng" và thúc đẩy hoạt động miễn dịch mạnh mẽ.

    Nghiên cứu ban đầu được thực hiện trên chuột bạch, chó, cuối cùng thử nghiệm trên 4 bệnh nhân mắc u nguyên bào thần kinh, một trong số đó là giáo sư Scolyer. Thử nghiệm cho thấy khả năng sống sót của người bệnh tăng lên trên các mô hình ung thư khác nhau. Gần đây, thử nghiệm lâm sàng mở rộng với sự tham gia của 24 bệnh nhân đã xác nhận kết quả này.

    Sayour cho biết, sau khi các nhà khoa học rút ra liều lượng tối ưu và an toàn, khoảng 20 trẻ ung thư não sẽ ghi danh vào nghiên cứu giai đoạn giữa. Vaccine mới có thể được điều chỉnh để phù hợp với hệ miễn dịch của từng người. Bên cạnh các bệnh nhân bị u nguyên bào thần kinh đệm tái phát, Sayour và các đồng nghiệp đang xem xét thử nghiệm phương pháp này ở trẻ em bị ung thư xương và người lớn bị u ác tính.

    "Chúng tôi coi đây là công nghệ nền tảng mới, có thể được áp dụng trên các bệnh ung thư để kích hoạt hệ miễn dịch", giáo sư Sayour nói. Hiện, khoảng 300.000 người trên thế giới được chẩn đoán mắc bệnh u nguyên bào thần kinh đệm mỗi năm.

    Còn tại Australia, các quy trình của nghiên cứu đang được phát triển để tiến hành thử nghiệm lâm sàng trên người. "Nếu thử nghiệm cho kết quả tốt, nó có thể làm thay đổi phác đồ điều trị phẫu thuật, hóa trị và xạ trị của căn bệnh này, vốn đã được giữ nguyên trong gần 20 năm qua", Long cho hay.

    Cùng lúc đó, một bài báo khoa học về phương pháp điều trị trên do Scolyer đảm nhiệm đang được bình duyệt.

    [​IMG]

    Giáo sư Richard Scolyer, Đại học Sydney, thử nghiệm phương pháp điều trị ung thư. Ảnh: Richard Scolyer


    Giáo sư Scolyer đang tận hưởng cuộc sống, đạp xe khoảng 450 km trong giải từ thiện vì bệnh nhân ung thư, Tour de Cure. Ông chấp nhận rằng khối u có thể quay trở lại ở một thời điểm nào đó.

    "Tôi có thể chạy và làm những việc tôi yêu thích, cũng như dành thời gian cho gia đình và tận hưởng cuộc sống tốt nhất có thể trong hoàn cảnh của mình", ông nói.

    Thục Linh (Theo Bloomberg, SBS)


    Mua hàng tại Tin Học Như Ý
    Nguồn: VNExpress​
     
  2. Facebook comment - Bác sĩ tự thử nghiệm phương pháp mới chữa ung thư

Share This Page