Bệnh đục thủy tinh thể

Discussion in 'Sống khỏe' started by Robot Siêu Nhân, May 30, 2024.

  1. Robot Siêu Nhân

    Robot Siêu Nhân Moderator

    (Lượt xem: 31)

    Đục thủy tinh thể còn gọi cườm khô, cườm đá, là bệnh lý gây mù lòa duy nhất có thể chữa khỏi hoàn toàn, song cần chăm sóc nghiêm ngặt, tránh tái phát.


    Bài viết có sự tư vấn chuyên môn của bác sĩ chuyên khoa mắt Nguyễn Sỹ Sang, Bệnh viện Mắt TP HCM.

    Tổng quan:

    Thủy tinh thể (nhân mắt) là bộ phận quan trọng của mắt, có cấu tạo như một thấu kính trong suốt giúp hội tụ ánh sáng trên võng mạc để nhìn rõ nét các vật thể xung quanh. Đến tuổi lão hóa tự nhiên của cơ thể, các cấu trúc protein bị ảnh hưởng làm cho thủy tinh thể thay đổi độ trong, độ cong, độ vênh, độ dày, độ đàn hồi, dẫn tới mất dần khả năng điều tiết vốn có. Khi đó, tùy vào mức độ, hình thái mà thủy tinh thể trở nên mờ đục, cứng, có màu xám hoặc xám vàng khác nhau, có thể dẫn tới mù lòa.

    Đục thủy tinh thể còn gọi là cườm khô, cườm đá, có thể chữa khỏi. Mỗi năm, Việt Nam có thêm khoảng 150.000 người bị đục tinh thể, gần 70% người bệnh trên 50 tuổi.

    Nguyên nhân:

    • Do bẩm sinh.
    • Do bệnh lý ở mắt như viêm màng bồ đào.
    • Do bệnh lý như đái tháo đường, tăng huyết áp, chấn thương.
    • Sử dụng các thuốc có chứa corticoid kéo dài để điều trị các bệnh như viêm kết giác mạc dị ứng, viêm mũi xoang dị ứng, hội chứng thận hư, các bệnh lý tự miễn khác.

    Điều trị

    • Đục thủy tinh thể là bệnh lý gây mù lòa duy nhất có thể chữa khỏi hoàn toàn. Mục tiêu điều trị là thay thế thủy tinh thể tự nhiên đã đục mờ bằng thủy tinh thể nhân tạo (IOL).
    • Hiện, phương pháp điều trị là phẫu thuật Phaco, giúp phục hồi thị lực và tránh các biến chứng nặng nề do đục thủy tinh thể.
    [​IMG]

    Bác sĩ Nguyễn Sỹ Sang đang giải thích phương pháp điều trị đục thủy tinh thể cho bệnh nhân. Ảnh: Bác sĩ cung cấp


    Chăm sóc sau phẫu thuật

    Để ngăn chặn nhiễm trùng và hạn chế viêm nhiễm sau phẫu thuật đục thủy tinh thể, người bệnh phải tuân thủ đúng chỉ định sử dụng thuốc nhỏ mắt đều đặn trong vòng một tháng.

    • Mỗi sáng ngủ dậy, nên lau rửa mắt bằng bông tiệt trùng và làm sạch các chất dịch bám ở mắt. Không nhỏ bất kỳ loại thuốc nào khác vào mắt ngoại trừ thuốc nhỏ mắt được bác sĩ chỉ định.
    • Trường hợp bị ngứa hoặc cộm, không được dụi mắt hay nháy mắt mạnh. Người bệnh tiếp tục dùng thuốc nhỏ mắt, chớp mắt nhẹ nhàng và nằm xuống nghỉ ngơi cho mắt được thư giãn.
    • Hạn chế mang vác đồ nặng và không được tham gia các hoạt động thể thao dùng sức nhiều như bơi lội, tắm biển, đánh bóng chuyền, đá bóng.
    • Nên đeo kính bảo hộ hàng ngày để tránh bụi bẩn, nước dơ vô mắt hoặc vô tình chạm tay lên mắt.
    • Trường hợp cảm thấy đau nhức nhẹ có thể sử dụng thuốc giảm đau paracetamol. Nếu sau khi dùng thuốc, tình trạng đau mắt vẫn không thuyên giảm, gặp bác sĩ để được tư vấn kịp thời.
    • Trong 8 tuần đầu sau mổ nên tránh lái xe máy, ôtô cho đến khi thị lực đã tốt và ổn định. Người bệnh cũng không nên xem tivi, điện thoại, dùng laptop quá lâu.
    • Bổ sung thực phẩm giàu protein như thịt bò, thịt lợn nạc, ức gà, cá, sữa, trứng, các loại đậu; thực phẩm giàu chất chống oxy hóa như hành, tỏi, rau cải xoăn, bắp cải, giá, đậu và các loại hạt tươi. Ăn trái cây nhiều vitamin như cam, chuối, nho, đu đủ, dưa hấu, dưa lưới, lựu, việt quất.

    Thùy An


    Adblock test (Why?)
    Nguồn: VNExpress​
     
  2. Facebook comment - Bệnh đục thủy tinh thể

Share This Page