Họa tiết kỳ lạ trên đồng muối lớn nhất thế giới

Discussion in 'Khám phá - Phát minh' started by bboy_nonoyes, May 21, 2024.

  1. bboy_nonoyes

    bboy_nonoyes Administrator Staff Member

    (Lượt xem: 48)

    Cánh đồng muối Salar de Uyuni ở tây nam Bolivia bao gồm những ô tổ ong cực lớn, kết quả từ quá trình đảo lộn chậm của nước muối trong đất.

    [​IMG]

    Họa tiết tổ ong trên bề mặt cánh đồng muối Salar de Uyuni. Ảnh: iStock


    Cánh đồng muối lớn nhất thế giới biến đổi khi những hồ nước chảy tràn ở lân cận làm bề mặt của nó ngập dưới lớp nước mỏng, theo IFL Science. Salar de Uyuni hoàn toàn bằng phẳng và trải rộng khoảng 10.582 km2, biến nó thành bề mặt phản xạ lớn ngang Đảo Lớn của Hawaii. Từ không gian, có thể thấy đây là cánh đồng muối lớn hơn trong số hai cánh đồng ở cạnh nhau, xếp sau nó là Salar de Coipasa nằm ở phía tây bắc.

    Salar de Uyuni nằm ở tỉnh Daniel Campos tại vùng Potosí phía tây nam Bolivia và cách sân bay Uyuni chưa đến 10 phút lái xe. Salar de Uyuni là một sa mạc halite (khoáng chất muối tự nhiên) và thạch cao. Bề mặt chứa nhiều muối của nó thường có họa tiết hình tổ ong kỳ lạ khiến các nhà khoa học bối rối. Họ không biết chắc tại sao những họa tiết hoàn hảo về mặt hình học như vậy và ô tổ ong lớn đến mức bề rộng luôn trong khoảng 1 - 2 mét.

    Năm 2023, một nhóm nghiên cứu tìm ra đáp án. Theo tiến sĩ Lucas Goehring, phó giáo sư vật lý ở Trường khoa học và công nghệ thuộc Đại học Nottingham Trent, trên sa mạc muối, thứ đầu tiên và gần như duy nhất có thể nhìn thấy là những hình lục giác bất tận và nhiều hình dạng khác. "Những gì chúng tôi nhận thấy là cách giải thích khả thi và đơn giản nhưng ẩn dưới mặt đất. Họa tiết trên bề mặt phản ánh sự đảo lộn chậm của nước muối trong đất, hiện tượng giống như tế bào đối lưu hình thành bên trong lớp nước mỏng sắp sôi", Goehring giải thích.

    Salar de Uyuni nằm ở hồ Minchin cổ đại lớn bao phủ cao nguyên cách đây hàng nghìn năm. Theo Đài quan sát Trái Đất NASA, hồ nước thu hẹp đáng kể khoảng 15.000 năm trước, tạo ra bể nước muối nhỏ dần và cuối cùng bay hơi, để lại lượng halite và thạch cao khổng lồ.

    Cánh đồng muối thu hút hàng triệu người ghé thăm mỗi năm, có thể dày tới 10 m ở vài chỗ, tạo ra cảnh nền cho nhiếp ảnh gia thỏa sức phối cảnh. Vào mùa mưa ngắn ngủi, từ tháng 12 tới tháng 4, cánh đồng muối chỉ nhận được vài centimet nước mưa mỗi năm. Nước đọng trên lớp muối, tạo thành tấm gương phản chiếu bầu trời bên trên.

    An Khang (Theo IFL Science)​


    Mua hàng tại Tin Học Như Ý
    Nguồn VNExpress
     
  2. Facebook comment - Họa tiết kỳ lạ trên đồng muối lớn nhất thế giới

Share This Page