Bộ đổi nguồn Internet 'rởm' ảnh hưởng hàng loạt smartkey tại TP HCM

Discussion in 'Tin tức - Đồ chơi số' started by bboy_nonoyes, May 5, 2024.

  1. bboy_nonoyes

    bboy_nonoyes Administrator Staff Member

    (Lượt xem: 105)

    TP HCMMột bộ đổi nguồn của modem Internet bị lỗi, bức xạ ra tín hiệu gây can nhiễu khiến hàng loạt chìa khóa ôtô, xe máy không thể hoạt động.


    Sự cố xảy ra cuối tháng 4 và vừa được Cục Tần số vô tuyến điện - Bộ Thông tin và Truyền thông công bố sau quá trình phân tích và xử lý.

    Cụ thể, nhiều người dân trên đoạn đường Bà Hạt (Phường 7, Quận 10, TP HCM) gặp tình trạng ôtô, xe máy sử dụng chìa khóa thông minh (smartkey) không khởi động được. Cục Tần số đã tiến hành thu đo, phát hiện nguyên nhân từ một bộ đổi nguồn (adapter) dùng cho modem Internet của một hộ dân gần đó.

    [​IMG]

    Bộ chuyển đổi nguồn gây can nhiễu, hiện đã được bàn giao cho cơ quan chức năng để xử lý. Ảnh: Cục TSVTĐ


    Chủ sở hữu thiết bị cho biết khi adapter cũ bị hỏng, họ đã mua một bộ khác không rõ nguồn gốc để thay thế. Theo Cục Tần số, do bộ đổi nguồn bị lỗi, bức xạ ra tín hiệu trên dải tần khoảng 10-1.000 kHz. Tín hiệu lan truyền theo đường cáp đồng trục của thiết bị và bức xạ ra không gian xung quanh, gây can nhiễu trên tần số 125 kHz. Đây là tần số dùng trong của bộ phận thu phát của ôtô, xe máy tại Việt Nam, khiến các thiết bị ở trong tầm sóng bị ảnh hưởng.

    Theo chuyên gia của Cục, điểm đặc biệt trong sự việc lần này là can nhiễu đến từ một thiết bị điện tử ít ngờ tới như adapter, thay vì là thiết bị thu phát sóng không hợp quy như trước. Cục khuyến cáo tổ chức, cá nhân chỉ nên mua và sử dụng thiết bị điện, điện tử, thiết bị ứng dụng sóng vô tuyến điện có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, có chứng nhận hợp quy.

    Ngoài ra, can nhiễu lần này xảy ra trên tần số 125 kHz, thay vì 433 MHz như trong các vụ trước. Tại Việt Nam, tần số 433 MHz thường dùng để nhận dạng vô tuyến, được ứng dụng trong các tính năng đơn giản như tìm xe, đóng mở cửa xe, cửa cuốn. Trong khi tần số 125 kHz được sử dụng trong công nghệ RFID chủ động, xuất hiện ở một số smartkey hỗ trợ tính năng tiên tiến như khởi động xe máy, ôtô. Quá trình nhận dạng chủ động này gồm hai chiều: Từ smartkey tới bộ đọc (Reader) trên xe ở tần số 433 MHz; và từ Reader đến smartkey ở tần số thấp 125 kHz.

    "Việc sử dụng công nghệ RFID chủ động làm tăng tính bảo mật, song cũng tăng nguy cơ bị can nhiễu bởi chỉ cần một trong hai tần số bị ảnh hưởng là quá trình nhận dạng thất bại, dẫn đến không thể khởi động xe", Cục đánh giá. Ngoài ra, can nhiễn trên tần số 125 kHz ít khi xảy ra, nên sẽ khó tìm nguyên nhân hơn nếu không đo đạc.

    Lưu Quý


    Mua hàng tại Tin Học Như Ý
    Theo Trang Công Nghệ
     
  2. Facebook comment - Bộ đổi nguồn Internet 'rởm' ảnh hưởng hàng loạt smartkey tại TP HCM

Share This Page