Apple bị nghi lấy cắp công nghệ từ đối tác

Discussion in 'Tin tức - Đồ chơi số' started by bboy_nonoyes, May 4, 2024.

  1. bboy_nonoyes

    bboy_nonoyes Administrator Staff Member

    (Lượt xem: 81)

    Apple bị cáo buộc lấy công nghệ từ đối tác lớn, sau đó hủy hợp đồng và chuyển giao cho đối tác nhỏ nhằm giảm chi phí.


    Theo The Information, việc trở thành đối tác Apple chưa hẳn là điều tốt đẹp. Trang này dẫn một số nguồn tin nói Apple đã tìm cách "lấy cắp công nghệ một cách hợp pháp" thông qua việc cài cắm điều khoản hợp đồng. Việc này giúp Apple có được công nghệ hoặc quy trình mới từ đối tác sau khi hủy hợp đồng mà không phải chịu bồi thường.

    Cụ thể, trong hợp đồng giữa Apple và đối tác có điều khoản trao cho công ty iPhone "quyền kiểm soát hoặc quyền đồng sở hữu" đối với quy trình sản xuất của nhà cung cấp. Nghĩa là, một đối tác của Apple có thể tốn tiền đầu tư phát triển quy trình và công nghệ sản xuất, nhưng Apple có thể chia sẻ quy trình và công nghệ đó cho một công ty khác.

    [​IMG]

    Logo Apple tại một cửa hàng ở chợ điện tử Thâm Quyến, Trung Quốc. Ảnh: Lưu Quý


    Hiện chưa có bên liên quan nào công khai xác nhận, nhưng nguồn tin cho biết Apple nhiều lần thực hiện theo cách này khi giao thông tin có được từ các công ty Mỹ cho các nhà cung cấp ở Trung Quốc - nơi có chi phí sản xuất linh kiện rẻ hơn, qua đó giúp tiết kiệm.

    Chẳng hạn năm 2014, GT Advanced Technologies đã hợp tác với Apple để tạo ra vật liệu màn hình chống trầy xước. Công ty này đầu tư gần nửa tỷ USD để xây dựng quy trình sản xuất, nhưng hiện mắc nợ số tiền này do bị hủy hợp đồng và từ chối đàm phán lại.

    Sau khi hủy hợp đồng, một số nhân viên cũ Apple cho biết công ty đã lấy công thức mật mà GT Advanced Technologies để chuyển cho một số đối tác bên ngoài, trong đó có Biel Crystal tại Hong Kong. Một nguồn khác nói Apple đã cung cấp thông tin chi tiết về công nghệ của GT Advanced Technologies cho công ty Lens, sau đó đàm phán để có giá sản xuất linh kiện tốt hơn đối tác cũ.

    Apple cũng bị cáo buộc nhiều năm giúp BOE của Trung Quốc sản xuất màn hình với chất lượng tương đương của Samsung. Việc này chưa có kết luận cuối cùng, nhưng Samsung đã kiện BOE đánh cắp các sáng chế của mình cuối năm ngoái.

    Sony từng từ chối tăng sản lượng màn hình OLEDos dành cho Vision Pro. Tuy nhiên, Apple được cho là đã chuyển thông tin chi tiết về cách Sony sản xuất màn hình cho một đối tác Trung Quốc có tên SeeYa Technologies.

    Apple cũng bị tố "chơi không đẹp". Theo Apple Insider, đầu năm nay, hãng đột ngột hủy hợp đồng với hai công ty chuyên sản xuất màn hình micro LED là Kulicke & Soffa và Osram, khiến cả hai thiệt hại hàng trăm triệu USD. CEO Osram Aldo Kamper cho biết thực tế công ty ông thiệt hại nhiều hơn do đã xây dựng một nhà máy trị giá 1,41 tỷ USD ở Malaysia chủ yếu để phục vụ Apple.

    Do cách Apple thực hiện đều nằm trong điều khoản hợp đồng, các công ty đối tác không phản ứng công khai. Tuy nhiên, họ bắt đầu trở nên khôn ngoan hơn. Chẳng hạn, BOE đang chần chừ trong việc cam kết cấp vốn đầu tư vào một cơ sở mới chuyên sản xuất màn hình để cung ứng cho công ty iPhone.

    Apple chưa đưa ra bình luận.

    Bảo Lâm - Huy Đức

    • CEO Apple 'lạc quan về tương lai' sau chuyến thăm châu Á
    • Apple chiêu mộ hàng chục kỹ sư AI của Google
    • Việt Nam đứng đầu Đông Nam Á về số cơ sở sản xuất cho Apple
    • CEO Apple Tim Cook hứa hẹn gì khi tới ba nước Đông Nam Á?
    • Khác biệt chiến lược của Apple tại Việt Nam và Indonesia

    Adblock test (Why?)
    Theo Trang Công Nghệ
     
  2. Facebook comment - Apple bị nghi lấy cắp công nghệ từ đối tác

Share This Page