Hội chứng ăn bậy ở trẻ em

Discussion in 'Sống khỏe' started by Robot Siêu Nhân, May 1, 2024.

  1. Robot Siêu Nhân

    Robot Siêu Nhân Moderator

    (Lượt xem: 65)

    [​IMG]

    Rối loạn ăn bậy, hay còn gọi Pica, là hội chứng rối loạn ăn uống liên quan đến việc tiêu thụ những thức ăn không được xem là thực phẩm, không chứa giá trị dinh dưỡng... trong thời gian ít nhất một tháng.


    Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi chuyên gia tâm lý Nguyễn Thị Mỹ Dung, Đơn vị tâm lý, Bệnh viện Nhi đồng Thành phố.

    Tổng quan

    - Dưới 18 tháng tuổi là giai đoạn trẻ tò mò, khám phá thế giới xung quanh nên hay đưa những vật vào miệng.

    - Nhưng sau giai đoạn này trẻ thường xuyên ăn những thứ như đất sét, vải, cát, sơn, phấn, keo dán, xà bông, đá, tóc, bã cà phê, tàn thuốc lá, giấy, kim loại, sỏi, phân động vật, dây thun, dầu gội đầu... có thể trẻ đã mắc hội chứng ăn bậy.

    - Khi trẻ gặp phải hội chứng này dẫn đến nhiều vấn đề về sức khỏe. Do đó, phát hiện sớm và điều trị hội chứng cho trẻ rất cần thiết.

    Nguyên nhân

    Nguyên nhân chính xác dẫn đến hội chứng này cho đến thời điểm hiện nay vẫn chưa rõ, nhưng có một số yếu tố nguy cơ:

    - Thiếu hụt dinh dưỡng: Thiếu sắt, kẽm, canxi hoặc thiếu một số nguyên tố vi lượng khác có thể gây ra cảm giác thèm ăn cụ thể.

    - Suy dinh dưỡng, bị bỏ đói:

    • Việc thiếu hụt thực phẩm bổ dưỡng có thể gây ra cảm giác thèm ăn đất hoặc đất sét.
    • Mặc dù đất/đất sét không có chất dinh dưỡng để đáp ứng sự thiếu hụt nhưng nó liên kết với sắt trong đường tiêu hóa, do đó làm dịu cơn thèm ăn.

    - Rối loạn phát triển (thiểu năng trí tuệ, rối loạn phổ tự kỷ): Trẻ em, đặc biệt là những trẻ mắc chứng rối loạn phổ tự kỷ hoặc các tình trạng phát triển khác, có thể ăn những vật liệu mất vệ sinh hoặc không phải thực phẩm như đất hoặc giấy do không có khả năng phân biệt.

    - Thiếu sự quan tâm, căng thẳng:

    • Sự thiếu quan tâm, những yếu tố căng thẳng trong chăm sóc - giáo dục cũng là những tác nhân khiến trẻ ăn những thức ăn không phải thực phẩm.
    • Bất kỳ nỗ lực nào nhằm ngăn cản trẻ ăn uống đều có thể làm gia tăng sự lo lắng và đau khổ của trẻ, dẫn đến căng thẳng kéo dài.

    Đây là những nguyên phân phổ biến nhất, nếu trẻ ăn những thức ăn không phải thực phẩm mỗi ngày, hãy quan sát chúng vì đây có thể là triệu chứng của chứng pica. Tuy nhiên, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ nhi khoa vì đôi khi cha mẹ không thể xác định rõ triệu chứng.

    Triệu chứng

    Nếu trẻ thường xuyên ăn những thức ăn không phải thực phẩm và tùy thuộc vào loại chất mà trẻ sử dụng, trẻ có thể có một số triệu chứng khác nhau như:

    - Buồn nôn.

    - Đau bụng.

    - Táo bón.

    - Tiêu chảy.

    - Mệt mỏi.

    - Vấn đề hành vi...

    Biến chứng

    - Biến chứng đường tiêu hóa như táo bón, loét, thủng, tiêu chảy, ký sinh trùng, kém hấp thu chất dinh dưỡng và tắc ruột do dị vật dạ dày với một khối chất khó tiêu như tóc, vải... bị mắc kẹt trong cơ thể, thường gặp nhất là ở dạ dày.

    - Ngộ độc:

    • Ngộ độc chì nếu trẻ tiêu thụ sơn hoặc cát nhiễm chì.
    • Ngộ độc thủy ngân do nuốt phải hộp khăn giấy và bao thuốc lá.

    - Nhiễm trùng do ăn phân hoặc chất bẩn.

    - Chấn thương miệng khi trẻ nuốt hoặc ăn phải vật sắc nhọn hoặc cứng.

    - Xói mòn răng khi ăn những chất thô gây hại cho răng khi nhai.

    Điều trị

    - Về việc điều trị pica ở trẻ em, không có phương pháp điều trị một chiều hay trực tiếp cho chứng Pica vì còn phụ thuộc vào nguyên nhân dẫn đến.

    - Tài liệu về chứng pica báo cáo các phương pháp điều trị khác nhau cho chứng pica bệnh lý:

    • Can thiệp dinh dưỡng:
      • Trong hầu hết trường hợp, giải quyết tình trạng thiếu khoáng chất hoặc chất dinh dưỡng thông qua thay đổi chế độ ăn uống và liệu pháp dinh dưỡng có thể giải quyết vấn đề pica ở trẻ.
      • Nếu can thiệp bằng chế độ ăn uống là không đủ, việc bổ sung cũng có thể được xem xét dưới sự hướng dẫn của bác sĩ nhi khoa.
    • Can thiệp tâm lý: Tư vấn, trị liệu hành vi và trị liệu tâm lý có thể được khuyến nghị cho những cá nhân mà chứng pica được cho là do rối loạn cảm xúc.
    • Can thiệp bằng thuốc: Thuốc có thể được kê toa để giảm việc ăn uống bất thường nếu hội chứng pica có liên quan đến khuyết tật trí tuệ hoặc phát triển ở trẻ.
    • Can thiệp hành vi:
      • Nếu chứng pica được phát hiện có liên quan đến các vấn đề về hành vi, bác sĩ có thể đề nghị tư vấn từ nhà tâm lý học.
      • Tuy nhiên, cách tiếp cận này được coi là hữu ích hơn đối với trẻ khuyết tật trí tuệ.
    • Can thiệp cảm giác: Các đặc điểm cảm quan của mặt hàng phi thực phẩm khi được xác định có thể giúp tìm ra các chất thay thế thức ăn không phải thực phẩm, từ đó sẽ giúp điều trị tình trạng này.

    Mỹ Ý


    Adblock test (Why?)
    Nguồn: VNExpress​
     
  2. Facebook comment - Hội chứng ăn bậy ở trẻ em

Share This Page