Mạo danh chữ ký giám đốc bệnh viện để kêu gọi từ thiện

Discussion in 'Sống khỏe' started by Robot Siêu Nhân, Apr 26, 2024.

  1. Robot Siêu Nhân

    Robot Siêu Nhân Moderator

    (Lượt xem: 57)

    [​IMG]

    Hà NộiCon dấu và chữ ký của lãnh đạo Bệnh viện Nhi Trung ương bị các đối tượng lừa đảo làm giả, nhằm kêu gọi từ thiện để chiếm đoạt tiền.


    Ngày 26/4, đại diện Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết trong những ngày qua, một tài khoản mạng xã hội đã đăng thông tin sai sự thật với nội dung "rất bi thương về việc con mình bị bệnh nặng", nhằm trục lợi từ sự giúp đỡ của các nhà hảo tâm. Bệnh viện Nhi Trung ương là bệnh viện chuyên khoa nhi tuyến cuối thuộc Bộ Y tế, mỗi ngày tiếp đón trên 4.000 lượt đến khám.

    Cụ thể, nội dung đề cập đến trường hợp Nguyễn Đình Khải, sinh ngày 7/02/2023, ở xã Tây Lương, huyện Tiền Hải, Thái Bình. Bé bị ung thư phổi chuyển Nhi Trung ương điều trị được hơn nửa tháng nay, hiện suy hô hấp nặng, nhiễm trùng máu và thở máy điều trị kháng sinh,...

    Ngay sau khi phát hiện bài đăng trên, Bệnh viện Nhi Trung ương đã rà soát, xác minh, song không có bệnh nhi nào như phản ánh và toàn bộ giấy chứng nhận điều trị được đăng tải là giả mạo. Ngoài ra, đối tượng còn mạo danh con dấu của bệnh viện và chữ ký của lãnh đạo để làm tăng độ uy tín.

    Các bác sĩ đánh giá việc ủng hộ cho các hoàn cảnh khó khăn, đặc biệt là với các bệnh nhi là việc làm tốt và đáng trân quý, giúp người bệnh. Tuy nhiên, bác sĩ khuyến cáo người dân và các nhà hảo tâm cần thận trọng tìm hiểu, xác minh, kiểm chứng kỹ thông tin trước khi giúp đỡ.

    Trước đó, một số quầy thanh toán viện phí của Bệnh viện Nhi Trung ương cũng bị các đối tượng lừa đảo dán mã QR giả tại các mặt ngoài của quầy. Việc này có thể dẫn đến người nhà người bệnh chuyển nhầm tiền thanh toán viện phí vào tài khoản của các đối tượng xấu. Sau khi phát hiện các mã QR giả mạo, bệnh viện đã gỡ bỏ, đồng thời cảnh báo, hướng dẫn người dân cách thanh toán đúng.

    Vài năm gần đây, nhiều bệnh viện trên cả nước rộ lên các hình thức lừa đảo như mạo danh bác sĩ bán thuốc hoặc lôi kéo bệnh nhân ra ngoài khám, giả mạo giấy tờ kêu gọi từ thiện, lập trang web hoặc Facebook giả, gọi điện phụ huynh lừa con bị "cấp cứu, chuyển tiền mới được mổ"... Một số người đã bị lừa với số tiền lên đến hàng trăm triệu đồng.

    Lê Nga


    Adblock test (Why?)
    Nguồn: VNExpress​
     
  2. Facebook comment - Mạo danh chữ ký giám đốc bệnh viện để kêu gọi từ thiện

Share This Page