Dị ứng với thú cưng

Discussion in 'Sống khỏe' started by Robot Siêu Nhân, Apr 21, 2024.

  1. Robot Siêu Nhân

    Robot Siêu Nhân Moderator

    (Lượt xem: 107)

    [​IMG]

    Nhiều người bị dị ứng với động vật, đặc biệt khi có bệnh dị ứng hoặc hen suyễn. Loài vật nuôi nào cũng có thể gây dị ứng, phổ biến là thú cưng có lông như mèo, chó, thỏ, chuột hamster..


    Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi ThS.BS Huỳnh Võ Quốc Kha, Phòng khám Dị ứng - Miễn dịch, Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM - Cơ sở 3.

    Tác nhân gây dị ứng

    - Thống kê cho thấy 10-20% dân số thế giới bị dị ứng với chó, mèo.

    - Khi bị dị ứng, cơ thể không phản ứng với lông của thú cưng mà phản ứng với protein trong lớp vảy da (tế bào da chết), nước bọt hoặc nước tiểu bám trên lông thú cưng.

    - Ngoài ra lông cũng có thể mang các tác nhân gây dị ứng khác như bụi nhà, nấm mốc và phấn hoa. Tiếp xúc với đường hô hấp, mắt, mũi, miệng hoặc da sẽ gặp các triệu chứng dị ứng.

    Triệu chứng

    - Dị ứng thú cưng cũng có thể gây cơn hen.

    - Mức độ nhạy cảm đối với các tác nhân gây dị ứng trên lông thú cưng có thể khác nhau ở mỗi người.

    - Một số người có triệu chứng rất nhẹ, trong khi người khác có triệu chứng nặng hơn.

    - Nếu nồng độ tác nhân gây dị ứng thấp, các triệu chứng có thể xuất hiện sau vài ngày tiếp xúc với thú cưng.

    - Các triệu chứng dị ứng với thú cưng thường gặp như:

    • Ngứa mắt và mũi.
    • Nghẹt mũi.
    • Hắt hơi.
    • Chảy nước mũi.
    • Đỏ mắt.
    • Ho.
    • Nổi mề đay.

    - Ngoài ra, có thể kèm theo các triệu chứng khác như:

    • Gián đoạn giấc ngủ.
    • Mệt mỏi.
    • Ngứa vòm họng.
    • Bứt rứt.

    Phòng ngừa

    - Cách phòng ngừa hiệu quả nhất là tránh tiếp xúc với thú cưng. Tuy nhiên, khá khó khăn với người yêu thương động vật.

    - Nếu các triệu chứng dị ứng có thể được kiểm soát tốt, vẫn có thể tiếp tục nuôi thú cưng.

    - Một số biện pháp giúp kiểm soát dị ứng từ thú cưng một cách hiệu quả:

    • Luôn rửa tay và mặt sau khi vuốt ve hoặc tiếp xúc với thú cưng, lồng và các vật dụng mà thú cưng thường tiếp xúc. Những đồ vật làm từ vải dễ lưu giữ các dị ứng nguyên hơn.
    • Hạn chế thú cưng tiếp cận khu vực phòng ngủ.
    • Khi tắm rửa hoặc chải lông cho thú cưng hãy đeo khẩu trang và găng tay.
    • Nên thường xuyên vệ sinh các vật dụng của thú cưng cũng như các đồ đạc trong nhà.
    • Cân nhắc sử dụng máy lọc không khí để loại bỏ các dị ứng nguyên có thể có trong không khí.

    - Dị ứng có thể xuất hiện bất kỳ lúc nào, kể cả khi trước đó người nuôi thú cưng không ghi nhận dị ứng nào với động vật. Nếu gặp các triệu chứng dị ứng sau khi tiếp xúc với thú cưng của mình, nên tìm gặp bác sĩ.

    Mỹ Ý


    Mua hàng tại Tin Học Như Ý
    Nguồn: VNExpress​
     
  2. Facebook comment - Dị ứng với thú cưng

Share This Page