Thoát vị đĩa đệm là khi hệ thống phần mềm, dây chằng, bao gân quanh đĩa đệm bị đứt, giãn khiến nhân nhầy thoát ra ngoài, ảnh hưởng ống sống, chèn ép rễ thần kinh, mạch máu. Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi PGS.TS Nguyễn Thị Bay, Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM - Cơ sở 3. Đoạn cột sống nào dễ bị thoát vị đĩa đệm? - Bất kỳ đoạn cột sống nào cũng có thể bị thoát vị đĩa đệm nhưng phổ biến nhất là thoát vị địa đệm cột sống thắt lưng và thoát vị đĩa đệm cột sống cổ. - Nguyên nhân là các vị trí này chịu ảnh hưởng nhiều nhất từ thói quen sinh hoạt hàng ngày. Triệu chứng - Đau thắt lưng với các triệu chứng nhức, tê lan dọc từ thắt lưng xuống mông và chân hay đau từ vùng cổ - gáy lan ra hai vai và xuống cánh tay, bàn tay. Cơn đau thường tái phát nhiều lần, có khi đau âm ỉ nhưng thường đau dữ dội khi người bệnh ho, hắt hơi, cúi người. - Người bệnh có cảm giác như kiến bò, tê cóng, kim châm... - Tuy nhiên, tùy theo vị trí thoát vị mà người bệnh có thể gặp các triệu chứng đặc trưng như: Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ: Người bệnh bị đau vùng vai, gáy. Đau, tê hoặc mất cảm giác từng vùng ở cổ tay, cánh tay, bàn tay, giảm cơ lực tay. Giảm khả năng vận động vùng cổ như cổ khó xoay ngang, cúi xuống, ngửa lên... Xuất hiện những cơn đau lan lên đầu gây đau đầu, choáng váng. Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng: Người bệnh bị đau vùng thắt lưng kèm theo triệu chứng đau thần kinh liên sườn, cảm giác đau tăng lên khi người bệnh nằm nghiêng, ho và đại tiện. Đau vùng cột sống lưng, lan theo hình vòng cung ra phía trước ngực. Đau, tê, mất cảm giác vùng mông, chân, bàn chân. Người bệnh bị hạn chế cử động cột sống như không còn khả năng ưỡn thắt lưng, không cúi được xuống thấp... Người bệnh thường có tư thế ngay lưng hay vẹo về một bên để chống đau, có trường hợp đau dữ dội và người bệnh phải nằm bất động về một bên không không đau. Thoát vị đĩa đệm cột sống có nguy hiểm không? - Đau nhức không chỉ khiến người bệnh khó chịu mà còn ảnh hưởng đến chất lượng công việc và khả năng đi lại, vận động. - Ngoài cơn đau nhức, đĩa đệm thoát ra ngoài cũng có thể chèn ép vào ống sống, rễ thần kinh gây ra chứng rối loạn hệ thần kinh, từ đó ảnh hưởng đến vấn đề đại, tiểu tiện như tiểu không tự chủ, đi cầu không tự chủ... - Thoát vị đĩa đệm cột sống không can thiệp và chữa trị sớm cũng có thể gây những tổn thương đến hệ thống thần kinh, người bệnh không thể đứng hoặc ngồi được, thậm chí bị liệt suốt đời. Chẩn đoán - Chụp X-quang. - Chụp MRI. Điều trị - Dùng thuốc. - Phương pháp không dùng thuốc: chủ yếu tác động bên ngoài nhằm giúp giảm các triệu chứng đau, tê khó chịu. Nhiệt trị liệu. Châm cứu. Laser. Cấy chỉ. Tập luyện, vận động. - Phẫu thuật. - Lưu ý: Người bị thoát vị đĩa đệm nên nằm ngủ trên nệm cứng, không nằm nệm mềm. Người bệnh có thể mang đai để giữ cho đĩa đệm luôn nằm ở khe giữa hai đốt sống. Mỹ Ý Adblock test (Why?) Nguồn: VNExpress