Đau thần kinh tọa là hội chứng thần kinh đau dọc theo dây thần kinh tọa và các nhánh, căn nguyên thường do thoát vị đĩa đệm, chiếm khoảng 80%. Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi bác sĩ Calvin Q Trịnh, Giám đốc Trung tâm Phục hồi chức năng HMR, Bệnh viện Quốc tế Phương Châu. Đặc điểm - Cơn đau dọc theo dây thần kinh tọa và các nhánh cũng xảy ra tương tự với những người bị gai cột sống, hẹp lỗ liên hợp hoặc có khối u hoặc nang nằm trên cột sống. - Cơn đau có thể diễn ra âm ỉ hay cấp tính và tăng dần khi người bệnh gắng sức, thay đổi tư thế hoặc ho, hắt hơi. - Một số chuyên gia ước tính 40% người sẽ bị đau thần kinh tọa ít nhất một lần trong đời. Nguyên nhân - Đau thần kinh tọa xảy ra khi dây thần kinh tọa bị chèn ép. - Nguyên nhân thường là thoát vị đĩa đệm ở cột sống hoặc gai xương hình thành trên xương cột sống. - Hiếm gặp hơn, một khối u có thể gây áp lực lên dây thần kinh. - Các yếu tố nguy cơ như tuổi tác, lao động nặng, béo phì, thậm chí bệnh tiểu đường cũng có thể làm tổn thương dây thần kinh. Ai dễ bị đau thần kinh tọa - Người lớn tuổi. - Người thừa cân, béo phì. - Người hay vặn lưng, mang vác nặng hoặc lái xe cơ giới trong thời gian dài. - Người ngồi nhiều hoặc ít vận động. - Người bệnh tiểu đường. Triệu chứng - Bệnh có thể có một hoặc các triệu chứng như: Triệu chứng chính là đau nhói ở bất cứ đâu dọc theo dây thần kinh tọa; từ lưng dưới, qua mông và xuống mặt sau của một trong hai chân. Các triệu chứng phổ biến khác của đau thần kinh tọa bao gồm: Tê chân dọc theo dây thần kinh. Một số người cũng bị tê, ngứa ran hoặc yếu cơ ở chân, bàn chân. Một phần của chân có thể bị đau, trong khi phần khác có thể bị tê. Cảm giác ngứa ran (kim châm) ở bàn chân và ngón chân - Cơn đau có thể ở mức độ nghiêm trọng và trầm trọng hơn khi ngồi trong thời gian dài. - Cơn đau có thể thay đổi từ đau nhẹ đến đau nhói, nóng rát. Đôi khi cảm thấy như bị giật hoặc điện giật. - Cơn đau tệ hơn khi ho, hắt hơi hoặc ngồi lâu. - Thông thường, đau thần kinh tọa chỉ ảnh hưởng đến một bên của cơ thể. Biến chứng - Hầu hết trường hợp nhẹ, người bệnh sẽ hồi phục hoàn toàn khỏi chứng đau thần kinh tọa mà không cần điều trị. - Tuy nhiên, đau thần kinh tọa có thể làm tổn thương dây thần kinh vĩnh viễn. Do đó, cần gặp bác sĩ ngay nếu mất cảm giác ở chân bên bị đau thần kinh tọa, yếu chân, mất kiểm soát ruột hoặc bàng quang. Khi nào cần đi khám? - Cơn đau kéo dài hơn một tuần, nghiêm trọng hoặc trở nên tồi tệ hơn. - Đau đột ngột, dữ dội ở thắt lưng hoặc một chân và tê hoặc yếu cơ ở chân. - Đau sau chấn thương dữ dội, chẳng hạn như tai nạn giao thông. - Gặp khó khăn kiểm soát tiểu tiện hay đại điện. Điều trị - Thuốc hay tiêm steroid. Tuy nhiên, cần lưu ý nguyên nhân đau thần kinh tọa có thể là do thoát vị đĩa đệm chèn ép dây thần kinh nên nếu chỉ sử dụng thuốc giảm đau, người bệnh không thể khỏi bệnh. - Tập phục hồi chức năng. Tập giãn cơ, đặc biệt hiệu chỉnh cơ xương khớp đưa cột sống về đúng đường cong sinh lý vốn có và giảm áp lực lên đĩa đệm. Nhờ đó, áp lực từ đĩa đệm lên dây thần kinh sẽ được giải phóng hiệu quả. Lưu ý khi khung chậu xoay trước, xoay sau hay nghiêng phải, nghiêng trái sẽ thay đổi trọng tâm khớp và lực uốn, lực xé tại cột sống và áp lực lên các đĩa đệm. - Phẫu thuật. Phẫu thuật thường được chỉ định cho những bệnh nhân đau dây thần kinh tọa không đáp ứng với các phương pháp điều trị bảo tồn hoặc xuất hiện các biến chứng như cơ yếu đi đáng kể, mất khả năng kiểm soát ruột, bàng quang. Lúc này, bác sĩ sẽ loại bỏ nguyên nhân khiến dây thần kinh tọa bị chèn ép như phần đĩa đệm thoát vị, khối u... Phòng bệnh - Tập thể dục thường xuyên để giữ cho lưng hoạt động tốt, đặc biệt là các cơ cốt lõi như cơ bụng, cơ lưng dưới, là các cơ rất cần thiết cho tư thế và những sự liên kết thích hợp. - Duy trì tư thế phù hợp khi ngồi: Đặt một chiếc gối hoặc một chiếc khăn cuộn phía sau lưng để duy trì đường cong bình thường của lưng. Giữ độ cao của đầu gối và hông phù hợp với tư thế ngồi. Mỹ Ý Adblock test (Why?) Nguồn: VNExpress