Sẹo lõm mặt do thủy đậu

Discussion in 'Sống khỏe' started by Robot Siêu Nhân, Apr 16, 2024.

  1. Robot Siêu Nhân

    Robot Siêu Nhân Moderator

    (Lượt xem: 105)

    TP HCMBệnh thủy đậu từ lúc nhỏ để lại một lỗ thủng to ở trán, ăn sát xương sọ, khiến người phụ nữ 35 tuổi sống trong mặc cảm, nay được bác sĩ chuyển vạt da lấp đầy.


    Ngày 14/4, TS.BS Nguyễn Phan Tú Dung, Giám đốc Bệnh Viện JW Hàn Quốc, cho biết lỗ thủng đường kính 13 mm, đã mất da và mô dưới da hoàn toàn, sờ vào thấy chạm sát xương. May mắn, vết thương lành tính, từ nhỏ đã ngừng phát triển.

    [​IMG]

    Sẹo lõm to ở mặt bệnh nhân sau khi khỏi thủy đậu. Ảnh: Bệnh viện cung cấp


    Ê kíp phẫu thuật chuyển vạt da trán để lấp đầy sẹo lõm. "Vết sẹo ở vị trí khá hiểm, khiến cuộc mổ gặp nhiều thách thức", bác sĩ phân tích.

    Nếu chuyển quá nhiều vạt da, hoặc chuyển thẳng mà không tính toán đường mổ hợp lý, mặt bệnh nhân sẽ bị méo lệch, thậm chí không đủ máu nuôi da gây hoại tử. Để bảo tính thẩm mỹ cao, đều màu da, việc chọn chuyển vạt da trán - vùng da lân cận vết sẹo cũng là phương pháp tối ưu.

    Cuộc mổ thành công sau 2 giờ, giúp bệnh nhân không còn sẹo lõm vùng trán. "Những năm qua tôi rất mặc cảm, thường dùng tay che vết thủng, đi đâu cũng thấy mọi người chỉ trỏ xầm xì vì tưởng bệnh lạ", bệnh nhân nói. Vết thủng hình thành từ khi cô bóc miếng vảy vết thương thủy đậu.

    [​IMG]

    Bệnh nhân được xoay chuyển vạt da để lấp đầy sẹo lõm. Ảnh: Bệnh viện cung cấp


    Bác sĩ cảnh báo thủy đậu là bệnh nguy hiểm và phổ biến ở trẻ, thậm chí ở người lớn. Bệnh rất dễ lây lan và có nhiều biến chứng nguy hiểm. Người bệnh tuyệt đối không tự điều trị vết thương tại nhà vì rất dễ gây sẹo khó hồi phục và để lại di chứng lâu dài. Nên tiêm vaccine ngừa thủy đậu. Nếu chẳng may mắc bệnh, đến các cơ sở y tế để được điều trị tốt nhất.

    Lê Phương


    Mua hàng tại Tin Học Như Ý
    Nguồn: VNExpress​
     
  2. Facebook comment - Sẹo lõm mặt do thủy đậu

Share This Page