Việt Nam chỉ có 6 bệnh viện chẩn đoán người chết não

Discussion in 'Sống khỏe' started by Robot Siêu Nhân, Apr 9, 2024.

  1. Robot Siêu Nhân

    Robot Siêu Nhân Moderator

    (Lượt xem: 56)

    Trong 26 bệnh viện thực hiện ghép tạng chỉ có 6 nơi chẩn đoán được chết não, là lý do khiến tỷ lệ hiến mô, tạng tại Việt Nam rất thấp và không tăng trong hơn 10 năm qua.


    Thông tin được PGS.TS Đồng Văn Hệ, Giám đốc Trung tâm Điều phối ghép tạng Quốc gia, cho biết tại họp báo Điều phối đa tạng của bệnh nhân chết não từ bệnh viện tuyến tỉnh, ngày 8/4.

    PGS Hệ cũng cho rằng, việc người chết não ít hiến mô, tạng không chỉ xuất phát từ lý do tôn giáo, tín ngưỡng hoặc truyền thông chưa hiệu quả. Các nghiên cứu đã chỉ ra 10 yếu tố liên quan trực tiếp đến việc hiến mô tạng, trong đó có 7 yếu tố liên quan đến bệnh viện. Đơn cử, cả nước mới chỉ có 6/26 bệnh viện ghép tạng đã thực hiện chẩn đoán chết não về hiến tặng mô tạng. Do đó, tỷ lệ người chết não hoặc chết tim hiến tạng ở Việt Nam rất thấp.

    Đây là lý do Trung tâm Điều phối ghép tạng Quốc gia sẽ đẩy mạnh việc chẩn đoán và hồi sức chết não tại các bệnh viện hiến (bệnh viện chưa ghép tạng) theo mô hình các nước phát triển. Thời gian qua, nơi này đã hỗ trợ 4 bệnh viện triển khai thành công chẩn đoán chết não, hồi sức và hiến mô tạng. Trong đó, Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí là cơ sở y tế tuyến tỉnh (chưa ghép tạng) đầu tiên thực hiện chẩn đoán và hồi sức chết não từ bệnh nhân chết não.

    Hôm 1/4, người đàn ông gặp tai nạn giao thông, được chẩn đoán chết não tại Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí. Sau khi gia đình đã đồng ý hiến mô, tạng, Trung tâm Điều phối ghép tạng Quốc gia đã khởi động điều phối các tạng được hiến.

    Theo đó, một tim, một thận, một phần gan (gan trái) được điều phối tới Bệnh viện Trung ương Huế; gan phải, một thận được điều phối tới Bệnh viện Việt Đức; hai giác mạc được điều phối tới Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, để ghép cho các bệnh nhân. Đến nay tất cả tạng được lấy từ người hiến chết não được ghép đều có tiến triển tốt, mang lại sự sống cho các bệnh nhân khác.

    "Đây là cột mốc quan trọng trong việc xây dựng nòng cốt, hình thành và mở rộng mạng lưới hiến tạng trong toàn quốc, bắt đầu từ các cơ sở y tế tuyến huyện, tỉnh", ông Hệ nói.

    [​IMG]

    Các bác sĩ thực hiện ca lấy tại Quảng Ninh. Ảnh: Bệnh viện cung cấp


    Tại họp báo, Thứ trưởng Y tế Trần Văn Thuấn nhấn mạnh ghép mô, tạng là phương pháp điều trị và hiệu quả cho người bệnh bị hỏng mô, tạng không hồi phục. Hơn 30 năm kể từ khi thực hiện thành công ca ghép tạng đầu tiên năm 1992, Việt Nam đã ghép được hầu hết tạng như tim, gan, phổi, thận, tuỵ... với trình độ tương tự các nước phát triển.

    Đặc biệt trong hai năm qua, mỗi năm nước ta ghép hơn 1.000 trường hợp, đứng số một Đông Nam Á về số lượng ca ghép/năm. Tuy nhiên, 95% nguồn hiến tạng tại Việt Nam từ người sống, ngược lại với thực trạng của các nước và xu hướng phát triển trên thế giới. Do đó, việc phát triển nguồn hiến tạng đặc biệt là nguồn hiến mô tạng từ người chết não, chết tim, phát triển bệnh viện hiến tạng trên toàn quốc là việc làm thiết thực, đem lại lợi ích lớn cho xã hội.

    Lê Nga


    Adblock test (Why?)
    Nguồn: VNExpress​
     
  2. Facebook comment - Việt Nam chỉ có 6 bệnh viện chẩn đoán người chết não

Share This Page