Nhân viên y tế dễ mắc ‘hội chứng burnout' kiệt quệ thể chất, tinh thần

Discussion in 'Sống khỏe' started by Robot Siêu Nhân, Apr 5, 2024.

  1. Robot Siêu Nhân

    Robot Siêu Nhân Moderator

    (Lượt xem: 65)

    Việc nhiều, nhu cầu chăm sóc sức khỏe đa dạng hơn, kỳ vọng của người bệnh cao hơn khiến nhân viên y tế mắc “hội chứng burnout’ suy kiệt thể chất, tinh thần.


    "Nhân viên ngành y tế đang có hội chứng quá tải công việc. Họ cần được quan tâm, chăm sóc sức khỏe tâm thần", TS.BS Nguyễn Anh Dũng, Phó giám đốc Sở Y tế TP HCM, nói tại hội thảo lấy ý kiến cho đề án xây dựng nền công vụ TP HCM hiệu quả giai đoạn 2024-2030, ngày 4/4.

    [​IMG]

    TS.BS Nguyễn Anh Dũng tại hội thảo, ngày 4/4. Ảnh: An Phương


    Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) định nghĩa burnout là "hội chứng gây ra bởi căng thẳng mạn tính không kiểm soát được ở nơi làm việc". Theo bác sĩ Dũng, nhân viên y tế TP HCM bị suy sup về thể chất và tinh thần do quá tải công việc, căng thẳng.

    Ngành y tế thành phố không chỉ chăm sóc sức khỏe cho hơn 10 triệu dân trên địa bàn mà còn tiếp nhận hàng triệu người đến từ các địa phương, nước khác. Năm 2023, số bệnh nhân khám và điều trị ngoại trú tại các bệnh viện thành phố chiếm 1/4 tổng lượt khám toàn quốc, tỷ lệ này ở nội trú là 1/10. Riêng hồ sơ công vụ mỗi tháng 2.000-3.000 lượt.

    Ông Dũng kể trong một cuộc họp định kỳ hàng tháng ở cơ quan, có một bác sĩ lúc nào cũng ngủ gục, không thể tập trung. Khi tìm hiểu thì mới biết trong nhóm làm việc, anh ấy thường phải hoàn thành công việc vào lúc 1-2h sáng. Ngày làm việc thường xuyên kéo dài đến 16-20 tiếng, "áp lực rất lớn".

    Lãnh đạo ngành y tế thành phố cho rằng các cơ sở y tế đã và đang trải qua nhiều thay đổi to lớn để thích ứng với những yêu cầu mới. Cụ thể, yêu cầu về chất lượng bệnh viện của người bệnh ngày càng khó khăn hơn; yêu cầu nghiêm ngặt trong chi trả bảo hiểm y tế, áp lực tự chủ tài chính, ứng dụng công nghệ thông tin để tiến đến bệnh án điện tử... Những điều này dẫn đến những kỳ vọng lớn hơn về năng suất, khối lượng công việc tăng lên. "Đây cũng là những nguyên nhân phổ biến dẫn đến hội chứng burnout ở nhân viên y tế", ông Dũng nói.

    Ngoài ra các khó khăn lâu nay của ngành cũng chưa được giải quyết như lương thấp, không thu hút được người trẻ, giỏi; nhân lực các lĩnh vực đặc thù như bác sĩ chuyên khoa lao, cấp cứu hồi sức, giải phẫu bệnh... thiếu hụt; đầu tư vào ngành dàn trải, hạ tầng máy móc cũ kỹ khiến hiệu quả công việc thấp.

    [​IMG]

    Nhân viên y tế tại nhà thuốc Bệnh viện Quân y 175, quận Gò Vấp, TP HCM, phát thuốc cho bệnh nhân, tháng 3/2024. Ảnh: Quỳnh Trần


    Báo cáo của cuối năm ngoái của Sở Y tế TP HCM với đoàn giám sát HĐND thành phố cũng chỉ ra áp lực công việc cũng là nguyên nhân khiến nhân viên y tế khu vực công nghỉ việc bên cạnh các lý do như không đảm bảo sức khỏe, sức khỏe suy giảm sau dịch Covid-19, mức thu nhập thấp, nhà xa... Từ năm 2021 đến tháng 10/2023, có 1.024 nhân viên y tế cấp bệnh viện quận, huyện, TP Thủ Đức và các trung tâm y tế nghỉ việc.

    TS.BS Dũng cũng đề xuất nhiều giải pháp để giảm tải áp lực cho nhân viên y tế và công chức trong ngành. Đơn cử như phân bổ biên chế công chức hàng năm phù hợp với khối lượng công; sớm hoàn thiện xây dựng vị trí việc làm và sắp xếp công chức, viên chức theo vị trí, nhiệm vụ phù hợp.

    "Cần quan tâm và có chính sách hỗ trợ thu nhập mua, thuê nhà cho công chức trẻ, làm việc ở các vị trí đặc thù khó khăn", bác sĩ Dũng đề nghị. Theo ông, thành phố cần có các khảo sát, lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của công chức, viên chức đặc biệt nhóm đang nghỉ việc, chờ chuyển việc để "xem họ muốn gì". Từ đó, lãnh đạo có giải pháp hỗ trợ, khích lệ động viên. Đặc biệt, trong bối cảnh nhân viên y tế dễ mắc hội chứng quá tải công việc thì các biện pháp chăm sóc sức khỏe tâm thần là điều cần thiết.

    Lê Tuyết


    Adblock test (Why?)
    Nguồn: VNExpress​
     
  2. Facebook comment - Nhân viên y tế dễ mắc ‘hội chứng burnout' kiệt quệ thể chất, tinh thần

Share This Page