Rối loạn nhân cách chống đối xã hội đặc trưng bởi hình thái của việc không quan tâm đến hậu quả và quyền lợi của người khác. Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi ThS.BS Hoàng Tiến Trọng Nghĩa, Trưởng Khoa Nội thần kinh, Bệnh viện Quân y 175. Căn nguyên - Cả hai yếu tố di truyền và môi trường (ví dụ bị lạm dụng trong thời thơ ấu) đều góp phần vào sự phát triển tình trạng rối loạn nhân cách chống đối xã hội. - Bốc đồng hơn là gây hấn có kế hoạch, liên quan đến chức năng vận chuyển serotonin bất thường. - Không quan tâm đến sự đau đớn của người khác trong thời thơ ấu, liên quan hành vi chống đối xã hội vào giai đoạn sau của thời kỳ thanh thiếu niên. Đặc điểm - Tỷ lệ mắc giảm dần theo độ tuổi. - Bệnh lý đồng diễn là phổ biến. - Bệnh nhân thường có: Rối loạn kiểm soát xung động. Rối loạn tâm trạng. Rối loạn lo âu. Rối loạn cờ bạc. Rối loạn tăng động giảm chú ý. Rối loạn nhân cách ranh giới. - Phổ biến hơn ở những người thân có quan hệ huyết thống bậc một của bệnh nhân. Nguy cơ phát triển rối loạn này tăng lên ở cả trẻ được nhận nuôi và là con đẻ của cha mẹ có rối loạn. - Rối loạn hành vi kèm theo rối loạn tăng động giảm chú ý phát triển trước 10 tuổi, nguy cơ phát triển rối loạn nhân cách chống đối xã hội ở tuổi trưởng thành sẽ tăng lên. - Nguy cơ rối loạn hành vi tiến triển thành rối loạn nhân cách chống đối xã hội có thể tăng lên khi cha mẹ lạm dụng hoặc bỏ bê trẻ, không nhất quán trong kỷ luật hoặc phong cách nuôi dạy con cái. Triệu chứng và dấu hiệu - Có thể biểu hiện sự coi thường người khác và pháp luật bằng cách: Phá hủy tài sản, quấy rối người khác hoặc trộm cắp. Có thể lừa dối, bóc lột, lừa đảo hoặc thao túng con người để có được thứ mong muốn (ví dụ tiền, quyền lực, tình dục). Họ có thể sử dụng một bí danh. - Những bệnh nhân này rất bốc đồng, không lập kế hoạch trước hoặc xem xét hậu quả hay sự an toàn của bản thân, người khác: Có thể đột nhiên thay đổi công việc, nhà cửa, hoặc các mối quan hệ. Có thể tăng tốc và lái xe trong tình trạng say xỉn, đôi khi dẫn đến va chạm. Có thể uống rất nhiều rượu hoặc dùng ma túy bất hợp pháp. - Bệnh nhân thường không có trách nhiệm về mặt xã hội và tài chính: Có thể thay đổi công việc mà không có kế hoạch cho một công việc khác. Không thể kiếm được việc làm khi có cơ hội. Họ có thể không thanh toán hóa đơn, không trả tiền vay hoặc không trả tiền cấp dưỡng nuôi con. - Những bệnh nhân này thường dễ bị khiêu khích và kích động thể chất: Có thể bắt đầu đánh nhau hoặc lạm dụng vợ - chồng hay bạn tình. Trong mối quan hệ tình dục, có thể thiếu trách nhiệm, bóc lột bạn tình và không thể duy trì một vợ một chồng. - Không có sự hối hận cho những hành động: Có thể hợp lý hóa hành động bằng cách đổ lỗi cho những người mà họ làm tổn thương hoặc cho cuộc sống. Quyết định không để bị đẩy ra xung quanh và làm những gì nghĩ là tốt nhất cho mình bằng bất kỳ giá nào. - Không đồng cảm với người khác. Có thể khinh thường hoặc thờ ơ với những cảm xúc, quyền lợi và đau khổ của người khác. - Có thể rất cố chấp, tự tin hoặc kiêu ngạo. Họ có thể quyến rũ, ba hoa, nhanh nhẹn trong lời nói nhằm nỗ lực đạt được những gì mong muốn. Chẩn đoán - Để chẩn đoán rối loạn nhân cách chống đối xã hội, bệnh nhân phải có sự xem thường quyền lợi của người khác. - Tình trạng này được xác định khi có mặt từ 3 rối loạn trở lên sau đây: Không quan tâm đến luật pháp. Lừa dối để đạt được lợi ích hoặc sự thích thú cá nhân. Hành động bốc đồng hoặc không có kế hoạch trước. Dễ dàng bị khiêu khích hoặc kích động. Không quan tâm đến sự an toàn của bản thân hoặc người khác. Liên tục hành động vô trách nhiệm. Không cảm thấy hối hận. - Ngoài ra, bệnh nhân phải có bằng chứng chứng minh rằng một rối loạn hành vi đã xuất hiện từ 15 tuổi. - Rối loạn nhân cách chống đối xã hội được chẩn đoán chỉ ở người 18 tuổi trở lên. Chẩn đoán phân biệt Rối loạn nhân cách chống đối xã hội nên được phân biệt với những rối loạn sau: - Rối loạn sử dụng chất. - Rối loạn hành vi. - Rối loạn nhân cách ái kỷ. - Rối loạn nhân cách ranh giới. Điều trị - Quản lý dự phòng. - Dùng thuốc tùy trường hợp. Mỹ Ý Mua hàng tại Tin Học Như Ý Nguồn: VNExpress