Phục dựng chân dung nhà thiên văn học Copernicus

Discussion in 'Khám phá - Phát minh' started by bboy_nonoyes, Mar 27, 2024.

  1. bboy_nonoyes

    bboy_nonoyes Administrator Staff Member

    (Lượt xem: 107)

    Lần đầu tiên sau hơn 400 năm, các nhà nghiên cứu có thể dựng lại gương mặt của cha đẻ thuyết nhật tâm dựa vào một hộp sọ ở Ba Lan.

    [​IMG]

    Hình ảnh gương mặt phục dựng (trái) và tranh chân dung sau khi chết của Copernicus (phải). Ảnh: Cicero Moraes


    Nicolaus Copernicus, nhà thiên văn học người Ba Lan sinh năm 1473, đã cách mạng hóa nghiên cứu về hành tinh khi cho rằng Trái Đất quay xung quanh Mặt Trời. Các nhà khoa học phục dựng gương mặt của Copernicus hơn 400 năm sau khi bức chân dung tự họa duy nhất của ông bị phá hủy trong một vụ hỏa hoạn vào năm 1597. Hình ảnh mới hé lộ dáng vẻ của nhà thiên văn học nổi tiếng lúc ông qua đời ở tuổi 70 năm 1543, Mail hôm 26/3 đưa tin.

    Gương mặt của Copernicus là một trong những bí ẩn kéo dài trong lịch sử khoa học. Ông là người đầu tiên đưa ra thuyết nhật tâm, đặt Mặt Trời ở trung tâm của hệ sao. Vào thời đó, giả thuyết này đi ngược với giáo lý của Giáo hội Công giáo La Mã và các nghiên cứu của Copernicus bị cấm lưu hành sau khi ông chết. Dù nổi tiếng, mọi chân dung còn sót lại của Copernicus đều được tạo ra sau khi nhà thiên văn học qua đời, dựa trên bức chân dung tự họa bị phá hủy từ lâu. Vì vậy, không ai biết chắc Copernicus thực sự có giống những bức tranh đó hay không.

    "Một vấn đề về các nhân vật lịch sử là xác định chân dung còn sót lại ngày nay có mô tả đúng người thực hay không. Trong trường hợp Copernicus, theo tôi biết, không có bức chân dung nguyên vẹn nào được vẽ khi ông còn sống", Cicero Moraes, tác giả của nghiên cứu mới, cho biết.

    Để khám phá bí ẩn từ 400 năm trước, Moraes phục dựng một gương mặt kỹ thuật số dựa trên hộp sọ được cho là thuộc về Copernicus. Các nhà nghiên cứu phát hiện hài cốt vào năm 2005 bên dưới nhà thờ Frombork ở Ba Lan, nơi Copernicus sinh sống, làm việc và qua đời. Do thiếu xương hàm, đầu tiên Moraes sử dụng dữ liệu chụp cắt lớp vi tính để dựng lại hộp sọ hoàn chỉnh. "Sau khi dựng xong hộp sọ, tôi tiến hành ước chừng gương mặt, bao gồm dùng dữ liệu từ kết quả đo trên người sống để rút ra gương mặt tương thích với hộp sọ", Moraes nói.

    Đặc biệt, hình ảnh phục dựng kỹ thuật số trùng khớp gần như hoàn hảo với một trong những chân dung nổi tiếng nhất của Copernicus. Cả hai đều khắc họa xương hàm vuông vức, gò má cao và hình dáng mũi tương tự.

    Dù các nhà khảo cổ học phát hiện hộp sọ gần như chắc chắn 100% đó là Copernicus, nhiều chuyên gia không dám chắc. Theo nhóm khảo cổ, sợi tóc lấy từ một cuốn sách được cho thuộc về Copernicus trùng khớp về ADN với hài cốt. Tuy nhiên, nguồn gốc của hộp sọ vẫn khiến một số chuyên gia băn khoăn liệu nó có thực sự thuộc về nhà khoa học nổi tiếng hay không. Theo Moraes, hình ảnh phục dựng của ông có thể giúp giải quyết cuộc tranh luận. Sự tương đồng giữa hình ảnh phục dựng và tranh chân dung chỉ ra chân dung chuẩn xác và hộp sọ là của Copernicus.

    An Khang (Theo Mail)​


    Adblock test (Why?)
    Nguồn VNExpress
     
  2. Facebook comment - Phục dựng chân dung nhà thiên văn học Copernicus

Share This Page