Trước tiên là phải nói về khái niệm “kẻ giết người hàng loạt” – mass murderers. Thường thì chúng ta coi rằng đó là những vụ thảm sát, một kẻ cầm súng và nã đạn vào những người dân vô tội. Điều này là do FBI, họ định nghĩa rằng giết người hàng loạt là có hơn bốn người bị giết trong cùng một vụ án. Hơn nữa, chúng ta bị ám thị rằng giết người hàng loạt là phải bằng súng, vậy nên chúng ta đã vô tình hiểu sai về “giết người hàng loạt”, những điều trên chỉ là một phần nhỏ thôi. Từ năm 1982, đã có 62 vụ xả súng vào dân thường ở Mỹ, một trong số đó được thực hiện bởi phụ nữ. Jennifer San Macro, đã bắn người hàng xóm và 6 người đồng nghiệp năm 2006, là người phụ nữ duy nhất phù hợp với mô tả phía trên. Nếu dựa vào thống kê này, thì thật dễ dàng kết luận rằng các vụ giết người hàng loạt gây ra bởi phụ nữ gần như là không thể. Nhưng có thể thấy, với định nghĩa sai lầm ở trên, thì chúng ta đã bỏ qua rất nhiều trường hợp khác. Ví dụ như Andrea Yates (ảnh - bên phải), người đã tự tay dìm chết 5 người con của cô ấy, sẽ không được tính là giết người hàng loạt. Hoặc Priscilla Joyce Ford, bị tâm thần phân liệt ảo giác, vào năm 1980 đã dùng xe ô tô đi lung tung, hậu quả làm 7 người chết và 22 người bị thương. Hay Amy Bishop, một nhà thần kinh học đã dùng súng bắn 6 đồng nghiệp của mình, 3 trong số đó chết ngay tại chỗ. Trường hợp của Bishop cũng như Sylvia Seegrist, người đã xả súng giết chết 3 người và làm 7 người khác bị thương: họ là kẻ giết người hàng loạt không phải vì số lượng người tử vong, mà là do họ có ý định gây ra thương vong trên diện rộng. Vậy nên, trước khi chúng ta đi vào chủ đề chính là tìm hiểu tại sao những kẻ giết người hàng loạt là đàn ông, thì chúng ta cũng nên biết rằng phụ nữ hoàn toàn có thể làm những điều tương tự như vậy, có thể không phải là xả súng bừa bãi, nhưng những thứ tương tự, là hoàn toàn có thể. Testosterone và video game: giả thiết hợp lý nhất? Rồi, chúng ta phải công nhận rằng phụ nữ cũng có thể có những hành vi bạo lực như đàn ông, giờ thì sẽ là vấn đề: phần lớn những vụ án liên quan đến bạo lực thì đều dính dáng đến phái mạnh. Theo thống kê, trong khoảng từ năm 1980 đến năm 2008, 90% số tội phạm giết người là nam giới, và hầu hết tất cả các vụ giết người hàng loạt đều liên quan đến đàn ông. Thực tế thì chỉ có hai tội có tỉ lệ nam/nữ phạm tội tương đương nhau: giết hại chính con đẻ của mình, và ăn cắp đồ trong siêu thị. Chả nhẽ đàn ông luôn có xu hướng bốc đồng hơn, nóng nảy hơn, thích gây sự hơn chăng? Có vẻ điên rồ khi nói rằng bản chất của đàn ông là bạo lực, nhưng có một vài yếu tố tự nhiên mà chúng ta cần xem xét. Nam giới khoẻ hơn – có nghĩa là đàn ông có thể áp đảo, chế ngự đối thủ của họ, và khi lên kế hoạch giết người họ sẽ ít do dự hơn. Điều này khá hợp lý, trong các ví dụ ở trên, phụ nữ dễ bị ngăn lại trước khi có thêm nhiều người bị thương. Một điều thú vị khác, hàm lượng hormon testosterone cao sẽ làm tăng tính hung hãn của đàn ông, và điều này phù hợp với việc các vụ thảm sát hầu hết đều liên quan tới đàn ông. Hơn nữa, người ta có thể dùng testosterone để khiến cho người ta hung hăng hơn, cả nam lẫn nữ. Và một minh chứng tự nhiên rõ ràng, rằng người ta có thể làm tăng lượng testosterone trong máu của nam giới bằng cách đưa cho anh ta một khẩu súng. Tiếp theo là một sự liên kết thú vị: cả hai mặt sinh học và xã hội học đều có ảnh hưởng tới hành vi bạo lực của đàn ông. Một nghiên cứu tại Iowa State University đã xác định rằng khi chơi game lâu ngày sẽ ảnh hưởng tới sinh lý của cơ thể. Người nghiện chơi game thường ít bị ảnh hưởng bởi những hành vi bạo lực ngoài xã hội. Vậy thì người ta sẽ không có xu hướng bạo lực sau khi chơi game dài ngày sao? Vậy thì với ý kiến cho rằng chơi điện tử nhiều hơn, sẽ bị ảnh hưởng bởi những hình ảnh bạo lực trong game nhiều hơn, và thực tế có một số trường hợp giết người hàng loạt theo kịch bản như trong game đã xảy ra rồi – điều này có vẻ không còn hợp lý với nghiên cứu trên nữa... Thế giới riêng của đàn ông Khi nghiên cứu về vai trò của giới tính, bạn sẽ gặp thuật ngữ “hegemonic masculinity” – đặc tính nam giới thống trị - rất nhiều lần. Đây là quan niệm về đặc tính của nam giới, rằng xã hội và giới tính đã được định đoạt để đảm bảo rằng đàn ông sẽ mạnh hơn phụ nữ, và điều này cũng có chút liên quan tới chủ đề của chúng ta. Một giả thiết rằng đàn ông liên quan tới các vụ giết người hàng loạt nhiều hơn, đó là đàn ông luôn cố gắng lấy lại sức mạnh, uy quyền của mình sau một giai đoạn suy sụp nào đó trong cuộc đời. Và để làm điều này, họ sẽ sử dụng bạo lực và gây gổ, có vẻ đúng với bản chất của một người đàn ông. Giả thiết này có vẻ hợp lý. Nhưng về bản chất, nó hướng đến một vài đặc tính xuất hiện ở những kẻ giết người hàng loạt. Rất nhiều người có cảm giác rằng họ bị bẽ mặt trước bạn bè và gia đình, theo lời của những người thân xung quanh khi thấy họ bị chỉ trích cho những lỗi lầm của mình. Và rồi, khi bị hạ thấp mình, khi bị chỉ trích, họ sẽ cố gắng làm mọi thứ để cho thấy sức mạnh của họ, ngay cả phụ nữ cũng vậy. Một vài quan niệm khác, là về sức khoẻ tâm thần. Không phải là trùng hợp khi phụ nữ được chẩn đoán và điều trị trầm cảm nhiều hơn nam giới, nhưng rất nhiều kẻ giết người hàng loạt có biểu hiện của trầm cảm mà chúng ta đã bỏ qua. Chúng ta thường coi rằng đàn ông luôn mạnh mẽ, và không cần quan tâm đến tâm sinh lý của họ. Điều này hoàn toàn sai lầm. Tóm lại, tội phạm giết người hàng loạt chủ yếu là nam giới đơn giản bởi vì chúng ta chỉ chú ý đến tâm sinh lý của phái yếu, những người thường xuyên cô đơn, khủng hoảng, hoang mang... Nhưng sự thật có lẽ là bản năng của đàn ông, họ ít kiên nhẫn và vị tha, và chúng ta cảm thấy rằng đàn ông không cần được quan tâm nhiều như vậy... Tham khảo: howstuffwork Nguồn: GenK