Loạt ảnh được tạo bởi AI và do người chụp được Đại học Waterloo mang ra khảo sát, với 40% không thể phân biệt. Bạn có nằm trong số đó? Cụ thể, Đại học Waterloo (Canada) sử dụng 20 bức ảnh chân dung trộn lẫn do người chụp và do hai công cụ tạo ảnh từ văn bản hàng đầu hiện nay là Dall-E hoặc Stable Diffusion tạo ra. Kết quả cho thấy chỉ 61% người tham gia phân biệt được ảnh AI và ảnh thật, thấp hơn so với mức 85% mà các nhà nghiên cứu mong đợi. So với ảnh phong cảnh hay ảnh chụp toàn bộ cơ thể người, ảnh chân dung từ AI được đánh giá khó phân biệt hơn do không thể để ý các chi tiết như ngón tay, tỷ lệ cơ thể. Các công cụ tạo ảnh từ văn bản cũng ngày càng được nâng cấp, khiến các nhược điểm về trước đó về răng, mắt, mái tóc dần được khắc phục. "Mọi người không giỏi nhận ra sự khác biệt như họ nghĩ", Andreea Pocol, đang theo học tiến sĩ Khoa học máy tính tại Đại học Waterloo và là tác giả chính của nghiên cứu, nói với PetaPixel. "Với tốc độ cải tiến của AI, vấn đề thực sự khó, đồng nghĩa có một mối đe dọa nghiêm trọng từ hình ảnh AI". Dưới đây là 10 trong số 20 ảnh được Đại học Waterloo dùng để khảo sát: Bảo Lâm Mua hàng tại Tin Học Như ÝTheo Trang Công Nghệ