Chim gõ kiến đánh đuổi kẻ chiếm tổ

Discussion in 'Khám phá - Phát minh' started by bboy_nonoyes, Mar 15, 2024.

  1. bboy_nonoyes

    bboy_nonoyes Administrator Staff Member

    (Lượt xem: 120)

    MỹPhát hiện sáo đá xanh ngồi trong tổ, chim gõ kiến đầu đỏ dùng mỏ và chân tấn công kẻ xâm nhập, lôi nó ra ngoài.

    [​IMG]

    Chim gõ kiến đánh đuổi sáo đá xanh. Video: Emily Tornga


    Emily Tornga, nhà đồng sáng lập Hiệp hội Tôn vinh Chim sẻ, ghi hình cảnh tượng chim gõ kiến đầu đỏ (Melanerpes erythrocephalus) lôi sáo đá xanh (Sturnus vulgaris) ra khỏi tổ của mình trong một thân cây tại bang Michigan, Live Science hôm 13/3 đưa tin. Ban đầu, khi mới trông thấy chim gõ kiến, cô không nghĩ nó đang xử lý một kẻ xâm nhập trái phép.

    "Tôi đã tưởng mình đang quan sát chim gõ kiến dọn tổ. Nhưng sau đó, thật ngạc nhiên, sáo đá xuất hiện và trận chiến trong video xảy ra. Tôi chưa từng thấy điều gì tương tự với quần thể chim gõ kiến đầu đỏ này", Tornga chia sẻ.

    Chim gõ kiến và sáo đá là những sinh vật làm tổ trong hốc cây thay vì xây tổ từ vật liệu kiếm được, nhưng sáo đá thường xâm chiếm tổ của những con chim khác và quấy rối chủ nhà.

    Sáo đá xanh, còn gọi là sáo đá châu Âu, là loài xâm lấn ở Bắc Mỹ. Những người yêu thích Shakespeare thả chúng tại Công viên Trung tâm của Thành phố New York vào năm 1890 vì muốn giới thiệu tất cả các loài chim được đề cập trong tác phẩm của ông tới Mỹ. Sáo đá không ngại tấn công và giết chết chim bản địa cùng con non một khi đã nhắm tới tổ của chúng.

    "Sáo đá là một vấn đề lớn với chim gõ kiến đầu đỏ. Thật mừng vì sáo đá đã rời đi sau cuộc chạm trán này", Tornga nói. Cô cho biết, sau trận chiến, chim gõ kiến bay lên ngọn cây và đậu trên đó một lúc.

    Chim gõ kiến đầu đỏ bảo vệ lãnh thổ rất quyết liệt và sẵn sàng gây chiến với những con chim khác, kể cả chim sáo đá. Dù vậy, loài vật này đã giảm 54% số lượng cá thể trong giai đoạn 1966 - 2019, theo tổ chức Khảo sát Chim Sinh sản Bắc Mỹ. Một trong những nguyên nhân chính là số lượng cây thích hợp để làm tổ giảm đi do bị đốn hạ. "Chúng làm tổ trên những cây chết hoặc sắp chết trong các khu rừng già. Do quá trình phát triển đất đai, nơi ở của chúng ngày càng khó kiếm hơn", Tornga nói.

    Thu Thảo (Theo Live Science)


    Mua hàng tại Tin Học Như Ý
    Nguồn VNExpress
     
  2. Facebook comment - Chim gõ kiến đánh đuổi kẻ chiếm tổ

Share This Page