Chim nhạn Bắc Cực là loài giữ kỷ lục về quãng đường di cư với hành trình khứ hồi dài xấp xỉ 70.900 km. Di cư là hoạt động di chuyển trên quy mô lớn và thường xuyên, được quan sát ở nhiều loài khác nhau trong vương quốc động vật, từ côn trùng tới động vật có vú và chim. Động vật trở thành loài du mục, tìm đường nhằm theo đuổi nguồn thức ăn và môi trường sống lý tưởng. Bị thôi thúc bởi thay đổi theo mùa, nhu cầu về tài nguyên hoặc mục đích sinh sản, những cuộc di cư này là một minh chứng thú vị cho bản năng sinh tồn. Loài di cư thể hiện khả năng thích nghi đặc biệt cho hành trình, từ đặc điểm hình thể như cánh dài ở chim tới cơ thể thuôn dài của sinh vật biển, hỗ trợ bởi các chiến thuật hành vi. Động vật di cư đóng vai trò quan trọng trong phân bố dưỡng chất, thụ phấn, phân tán hạt, giúp định hình quần thể động vật săn mồi và con mồi, theo Interesting Engineering. Nhạn Bắc Cực Quảng đường di cư khứ hồi trung bình: 70.900 km Chim nhạn Bắc Cực là loài di cư dài nhất. Ảnh: AWeith Nhạn Bắc Cực, loài chim có kích thước trung bình, có quãng đường di cư dài nhất trong thế giới động vật. Với phạm vi sinh sản quanh vùng cực, trải rộng khắp Bắc Cực và khu vực cận Bắc Cực, chim nhạn nặng 86 - 127 kg có hành trình di cư khứ hồi đáng kinh ngạc. Nghiên cứu gần đây hé lộ quãng đường hàng năm trung bình là 70.900 km đối với tổ chim ở Iceland và Greenland và 48.700 km đối với tổ chim ở Hà Lan. Những con chim di cư từ nơi sinh sản ở phương bắc tới vùng ven biển Nam Cực, trải qua hai mùa hè mỗi năm. Hành trình của chúng cho thấy sức bền và khả năng định vị không loài nào sánh bằng. Đặc biệt, chúng có thể đi qua cung đường ngoằn ngoèo để tận dụng hướng gió. Nhạn Bắc Cực kết hợp yếu tố thiên văn và môi trường để định vị, chứng minh khả năng bẩm sinh trong việc di chuyển qua quãng đường khổng lồ với độ chính xác phi thường. Dù đối mặt nhiều thách thức từ chướng ngại vật tự nhiên và mối đe dọa từ con người, chim nhạn vẫn đều đặn di cư hàng năm. Choắt mỏ thẳng đuôi vằn Quãng đường di cư khứ hồi trung bình: 29.000 km Choắt mỏ thẳng đuôi vằn là loài chim lội nước di cư ấn tượng. Sinh sản ở vùng ven biển Bắc Cực và lãnh nguyên từ Scandinavia tới Alaska, loài chim này thực hiện một trong những chuyến bay không ngừng nghỉ dài nhất trong vương quốc động vật để di cư. Đặc biệt, phân loài Limosa lapponica baueri bay hơn 29.000 km khứ hồi, hành trình dài nhất mà không dừng lại để kiếm ăn. Chuyến di cư bao gồm bay từ nơi sinh sản ở Bắc Cực tới vùng ven biển ở khu vực ôn đới và nhiệt đới thuộc Australia và New Zealand. Ví dụ, năm 2022, một con chim choắt đeo thẻ bay không ngừng nghỉ từ Alaska tới Tasmania, vượt qua quãng đường 13.560 km trong 11 ngày và một giờ, lập kỷ lục mới. Để hỗ trợ hành trình kéo dài như vậy, những con chim tích trữ lớp mỡ dày, cho phép chúng bay 6.000 - 8.600 km. Các nỗ lực bảo tồn rất quan trọng bởi số lượng loài này đang giảm. Cá voi xám Quãng đường di cư khứ hồi trung bình: 16.000 - 22.000 km Cá voi xám là một trong những động vật biển có vú di cư dài nhất, bơi 8.000 - 11.000 km hàng năm. Chia theo quần thể phía đông và phía tây, loài cá voi này di cư giữa các khu vực kiếm ăn ở biển Bering và Chukchi với nơi sinh sản và nuôi con dọc bờ biển phía tây vịnh Baja California và phía nam vịnh California. Quần thể phía đông với khoảng 27.000 cá thể di chuyển từ Alaska tới Baja California Sur. Quần thể phía đông gồm khoảng 300 cá thể trải qua mùa hè ở biển Okhotsk. Cá voi xám không có vây lưng và chuyến di cư của chúng bao gồm nhiều hành vi ngoạn mục như phi thân trên mặt nước. An Khang (Theo Interesting Engineering) Mua hàng tại Tin Học Như ÝNguồn VNExpress