Phát hiện khu rừng hóa thạch cổ nhất thế giới

Discussion in 'Khám phá - Phát minh' started by bboy_nonoyes, Mar 6, 2024.

  1. bboy_nonoyes

    bboy_nonoyes Administrator Staff Member

    (Lượt xem: 102)

    AnhCác nhà nghiên cứu tìm thấy một khu rừng hóa thạch có nhiều cây thấp giống cọ tồn tại vào giữa kỷ Devon cách đây 390 triệu năm.

    [​IMG]

    Mẫu vật cây hóa thạch tại khu rừng ở tây nam nước Anh. Ảnh: Christopher Berry


    Những thân cây hóa thạch được phát hiện tình cờ ở vùng tây nam nước Anh thuộc về khu rừng cổ nhất trên Trái Đất, theo nghiên cứu công bố trên tạp chí Geological Society, Live Science hôm 5/3 đưa tin. Hóa thạch 390 triệu năm tồn tại lâu hơn so với khu rừng hóa thạch Gilboa ở bang New York, Mỹ với niên đại 386 triệu năm. Phát hiện mới làm nổi bật sự khác biệt giữa hai hệ sinh thái, cho thấy các khu rừng phát triển từ mức độ tương đối nguyên sơ tới um tùm xanh tốt chỉ sau vài triệu năm, theo Neil Davies, giáo sư ở khoa Khoa học Trái Đất tại Đại học Cambridge, trưởng nhóm nghiên cứu.

    Kết quả nghiên cứu rất đáng chú ý bởi nó hé lộ khác biệt giữa mức độ phức tạp của cây cối cổ đại tại Gilboa và khu rừng ở Anh, nơi dường như chỉ có một loại cây. Loại thực vật đã tuyệt chủng có tên cladoxylopsid này được cho là họ hàng gần của dương xỉ và cỏ đuôi ngựa. "Cladoxylopsid trông giống cây cọ, nhưng không liên quan gì tới cây cọ. Chúng có phần gốc dài ở giữa và nhiều lá lược giống tán cọ vươn ra, nhưng đó không phải lá mà là cành con", Davies cho biết.

    Những cladoxylopsid mọc đầy nhánh con ở đỉnh cao 2 - 4 m, có nghĩa đây không phải là rừng cây cao. Cây hóa thạch được bảo quản dưới dạng thân rỗng chứa đầy trầm tích và khúc thân đổ bị san phẳng theo thời gian, giống như "đúc bên trong lớp đất đá". Dấu vết ở nơi tiếp nối giữa cành và thân cây vẫn có thể nhìn rõ.

    Davies và cộng sự bắt gặp tàn tích của khu rừng trong lúc nghiên cứu thực địa ở thành hệ đá cát kết Hangman, có niên đại từ giữa kỷ Devon (cách đây 383 - 393 triệu năm). Trong kỷ Devon, nước Anh thuộc một lục địa có tên Laurentia nằm ngay phía dưới đường xích đạo, có nghĩa khí hậu rất ấm và khô ráo. Nhiều loại cây cổ hơn đã tồn tại ở nơi khác trên thế giới, với những thực vật đầu tiên xuất hiện trên đất liền 500 triệu năm trước, nhưng phát hiện mới là ví dụ sớm nhất về một khu rừng có cây cối mọc sát nhau và số lượng lớn.

    Giữa những cây hóa thạch, nhóm nghiên cứu tìm thấy vết bò của côn trùng nhỏ ở kỷ Devon. Dù ban đầu họ định kiểm tra lớp trầm tích, phát hiện khu rừng hóa thạch có thể hé lộ một bước ngoặt trong sinh thái học thực vật kỷ Devon.

    An Khang (Theo Live Science)​


    Adblock test (Why?)
    Nguồn VNExpress
     
  2. Facebook comment - Phát hiện khu rừng hóa thạch cổ nhất thế giới

Share This Page