Đất đóng băng vĩnh cửu có thể giải phóng khí gây ung thư

Discussion in 'Khám phá - Phát minh' started by bboy_nonoyes, Feb 24, 2024.

  1. bboy_nonoyes

    bboy_nonoyes Administrator Staff Member

    (Lượt xem: 151)

    Khi đất đóng băng vĩnh cửu tan chảy do biến đổi khí hậu, nó có thể giải phóng nhiều khí radon, loại khí không màu không mùi gắn liền với ung thư phổi.

    [​IMG]

    Lớp đất đóng băng vĩnh cửu ở Bắc Cực. Ảnh: Đại học Oxford


    Các nhà khoa học cảnh báo đất đóng băng vĩnh cửu rã đông ở Bắc Cực có thể giải phóng radon, khí phóng xạ có khả năng gây ung thư, Live Science hôm 23/2 đưa tin. Lớp đất đóng băng vĩnh cửu đông cứng quanh năm của Bắc Cực đóng vai trò như chiếc nắp ngăn hàng loạt khí bốc vào khí quyển. Nổi tiếng nhất trong số đó có lẽ là methane, khí nhà kính mạnh được giải phóng khi đất đóng băng tan chảy, qua đó thúc đẩy biến đổi khí hậu.

    Trong nghiên cứu mới công bố trên số tháng 3 của tạp chí Earth-Science Reviews, các nhà nghiên cứu cho biết có một khí nguy hiểm khác ẩn dưới đất đóng băng vĩnh cửu ở Bắc Cực, đó là radon. Loại khí không màu không mùi này là một bước trong chu kỳ phân rã phóng xạ của uranium trong tự nhiên. Đôi khi, nó tích tụ trong nhà, đặc biệt ở tầng hầm, dấy lên nguy cơ ung thư đối với cư dân trong dài hạn. Theo Cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ, radon là nguyên nhân gây ung thư xếp thứ hai ở Mỹ, chịu trách nhiệm cho 21.000 ca tử vong mỗi năm.

    Hiện nay, radon không phải luôn là vấn đề cấp bách ở vùng Bắc Cực hoặc cận Bắc Cực, nơi nền đất đóng băng quanh năm. Đó là vì đất đóng băng ngăn khí radon bốc lên khỏi mặt đất, theo Paul Goodfellow, chuyên gia chương trình môi trường về nguy cơ địa chất ở tổ chức Khảo sát Cục địa vật lý và Địa chất chi nhánh Alaska. Nhưng do đất đóng băng tan chảy, lá chắn bảo vệ này đang dần biến mất.

    Trong nghiên cứu mới, các nhà khoa học đứng đầu là Jian Cui ở Trung tâm thăm dò tổng quát tài nguyên thiên nhiên Cáp Nhĩ Tân thu thập những nghiên cứu trước đây về radon ở vùng đất đóng băng vĩnh cửu, bao gồm cả Alaska và vùng núi thuộc tỉnh Cáp Nhĩ Tân phía đông bắc Trung Quốc. Kết quả rà soát chỉ ra sự xuống cấp của đất đóng băng có thể tạo điều kiện cho radon bay vào nhà ở và nơi làm việc.

    Đất đóng băng vĩnh cửu không tan chảy theo cách có tổ chức từ trên xuống dưới, theo Art Nash, chuyên gia năng lượng ở Đại học Alaska Fairbanks. Thay vào đó, tầng đất tan chảy không đồng đều, mở ra nhiều vết nứt và khe hở. Hoạt động địa chất phổ biến ở Alaska có thể tạo ra vệt đứt gãy mới mà radon có thể lọt ra qua đó.

    Có nhiều câu hỏi về việc radon tương tác như thế nào với khí khác bị giữ lại bên dưới đất đóng băng vĩnh cửu. Loại khí đáng lo ngại nhất là methane. Nếu giải phóng theo số lượng lớn, methane có thể gia tăng nhanh chóng hiện tượng ấm lên toàn cầu. Một loại hóa chất cần lưu tâm khác là metyl thủy ngân, chất gây rối loạn hệ thần kinh có thể tích tụ trong nước và mô động vật trong chuỗi thức ăn.

    Giải đáp những câu hỏi trên là một thách thức dài hạn. "Hy vọng trong 5 - 10 năm tới, chúng tôi sẽ thu được nhiều dữ liệu hơn", Goodfellow nói.

    An Khang (Theo Live Science)​


    Mua hàng tại Tin Học Như Ý
    Nguồn VNExpress
     
  2. Facebook comment - Đất đóng băng vĩnh cửu có thể giải phóng khí gây ung thư

Share This Page