Chuyên gia nói gì khi hàng nghìn bác sĩ Hàn Quốc xin nghỉ?

Discussion in 'Sống khỏe' started by Robot Siêu Nhân, Feb 24, 2024.

  1. Robot Siêu Nhân

    Robot Siêu Nhân Moderator

    (Lượt xem: 116)

    Hàn QuốcCác chuyên gia cho rằng nguyên nhân khiến hàng nghìn bác sĩ nội trú đình công là vì lợi nhuận, theo đó "miếng bánh" thu nhập sẽ hẹp lại nếu đất nước có nhiều bác sĩ hơn.


    Hơn 9.000 bác sĩ y khoa, lực lượng nòng cốt chăm sóc và điều trị các bệnh nhân nguy kịch, hiện rời bệnh viện để phản đối chính sách tăng chỉ tiêu tuyển sinh các trường y. Điều này khiến Hàn Quốc đứng trước bờ cuộc khủng hoảng y tế lớn.

    Những người đình công phản đối việc chính phủ đưa ra chương trình cải cách đào tạo ngành y, kêu gọi tăng chỉ tiêu tuyển sinh vào các trường y thêm 2.000 người từ năm 2025. Họ cho rằng kế hoạch tăng số lượng sinh viên trường y này sẽ tác động tới chất lượng dịch vụ y tế, cũng như ảnh hưởng đến thu nhập và địa vị xã hội của họ. Thay vì tăng chỉ tiêu tuyển sinh, chính phủ nên giải quyết vấn đề thu nhập và điều kiện làm việc của nhân viên y tế hiện tại.

    Trong khi đó, các chuyên gia cho rằng các bác sĩ phản đối kế hoạch mở rộng vì nhiều bệnh viện, chủ yếu là tư nhân, hoạt động theo cơ cấu định hướng lợi nhuận. Theo Jeong Hyoung-sun, giáo sư của quản lý y tế tại Đại học Yonsei, tại các nước phương Tây, bệnh viện công chiếm hơn 50% cơ sở y tế. Vì vậy, bác sĩ hoan nghênh cơ hội có thêm đồng nghiệp. Điều này giúp họ giảm khối lượng công việc, tiền lương không đổi.

    Tuy nhiên, tại Hàn Quốc, nhiều bác sĩ điều hành phòng khám riêng. Nếu có đối thủ cạnh tranh trong tương lai, có thể thu nhập của họ sẽ giảm.

    "Đây là cuộc chiến giành lợi nhuận", giáo sư cho biết.

    Lee Ju-yul, giáo sư tại Khoa Quản lý Y tế tại Đại học Namseoul, chỉ ra hệ thống tính phí theo dịch vụ là nguyên nhân gây sự cạnh tranh giữa các bác sĩ.

    "Theo chương trình này, các bác sĩ tính phí riêng cho từng dịch vụ họ thực hiện. Nhưng miếng bánh sẽ nhỏ hơn nếu có nhiều bác sĩ hơn", Lee nói.

    Theo ông, đây là lý do khái niệm "ba phút điều trị" nổi lên khi các bác sĩ chỉ dành ba phút cho mỗi bệnh nhân, nhằm tăng số ca điều trị và thu lợi nhuận lớn hơn.

    [​IMG]

    Các nhân viên y tế tại một bệnh viện ở Gwangju, tháng 2/2024. Ảnh: AFP


    Đây không phải lần đầu tiên các bác sĩ phản đối kế hoạch mở rộng hạn ngạch tuyển sinh.

    Tháng 7/2020, chính quyền Moon Jae-in từng cố gắng tăng chỉ tiêu trường y, nhưng với mức thấp hơn là 4.000 sinh viên trong 10 năm, bắt đầu từ năm học 2022. Kế hoạch này cũng phải đối mặt với các cuộc đình công kéo dài hai tuần của các bác sĩ, từ ngày 21/8 đến ngày 8/9, vào thời điểm đất nước vật lộn trong đại dịch Covid-19.

    Nhưng theo các nhà quan sát, số lượng bác sĩ tham gia biểu tình ít, do nhiều người sát cánh bên bệnh nhân giữa đại dịch. Điều này khiến công chúng đồng cảm với sự chăm chỉ và nỗ lực cứu sống của họ trong thời điểm bất ổn. Chính phủ khi đó đã rút lại kế hoạch tăng chỉ tiêu tuyển sinh vì đại dịch leo thang.

    Cảm xúc của công chúng ở thời điểm này đã thay đổi. Cuộc khảo sát do Liên đoàn Nhân viên Y tế Hàn Quốc thực hiện vào tháng 12/2023 cho thấy gần 90% dân số ủng hộ việc tăng chỉ tiêu tuyển sinh vào trường y. Theo báo cáo do hạ nghị sĩ Kim Woni, đảng Dân chủ Hàn Quốc công bố, con số này tăng gần 20% so với năm 2022.

    Tuần trước, bài phát biểu của một bác sĩ trong cuộc biểu tình được lan truyền rộng rãi. Bà tuyên bố sẽ ưu tiên bản thân hơn bệnh nhân, đáp lại lời kêu gọi đặt bệnh nhân lên hàng đầu của chính phủ. Bài phát biểu gây chú ý làm dấy lên những bình luận tiêu cực, nhiều người cho rằng đó là sự kiêu ngạo và chuyên quyền.

    Hiện, tỷ lệ bác sĩ ở Hàn Quốc là 2,2 trên 1.000 người, thấp hơn nhiều so với 3,7 bác sĩ trên 1.000 người do Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế công bố. Con số tại Đức là 4,5, Pháp là 3,2 và Nhật Bản là 2,6. Giới chức cho rằng Hàn Quốc cần nhiều bác sĩ hơn để chuẩn bị cho "xã hội siêu già hóa", nơi người cao tuổi chiếm 20% dân số vào năm 2025 và 30% năm 2035.

    Thục Linh (Theo Korea Herald)


    Adblock test (Why?)
    Nguồn: VNExpress​
     
  2. Facebook comment - Chuyên gia nói gì khi hàng nghìn bác sĩ Hàn Quốc xin nghỉ?

Share This Page