Lý do máy bay lượn vòng tròn

Discussion in 'Khám phá - Phát minh' started by bboy_nonoyes, Feb 16, 2024.

  1. bboy_nonoyes

    bboy_nonoyes Administrator Staff Member

    (Lượt xem: 110)

    Trong trường hợp tắc nghẽn hoặc thời tiết xấu, đôi khi máy bay phải lượn theo vòng tròn 10 - 30 phút phía trên sân bay để chờ tới lượt hạ cánh.

    [​IMG]

    Đường bay trì hoãn là một cách quản lý tắc nghẽn không lưu. Ảnh: Sudden Widow Coach


    Nếu bạn từng băn khoăn tại sao phi công thông báo sắp tiếp đất nhưng máy bay dường như di chuyển theo vòng tròn mà không thấy đường băng nào trong tầm mắt, có thể bạn đang ở đường bay trì hoãn, theo CNN. Điều này có thể xảy ra vì nhiều lý do, chủ yếu là tắc nghẽn và thời tiết xấu, thường do tầm nhìn giảm, gió và tuyết mạnh. Nhưng vấn đề như trục trặc thiết bị hoặc chướng ngại vật trên đường băng cũng dẫn tới tình trạng trên. Đó là một trong những cách dễ nhất để quản lý lượng lưu thông tăng vọt quanh sân bay.

    "Khi lái xe và gặp đèn đỏ, bạn sẽ dừng lại. Nhưng đối với máy bay, không có lựa chọn nào như vậy", Junzi Sun, giáo sư quản lý không lưu ở Đại học Công nghệ Delft tại Hà Lan, giải thích. "Có thể coi đường bay trì hoãn là một loại đèn giao thông cho máy bay, dùng để điều khiển giao thông luồng vào tại sân bay".

    Đường bay trì hoãn là vùng không phận định sẵn, trong đó máy bay bay theo vòng tròn hoặc hình oval lặp lại trong một khoảng thời gian để trì hoãn đáp xuống đường băng. Theo Sun, máy bay tiếp tục bay vòng tròn cho tới khi kiểm soát viên không lưu cho phép hạ cánh. Đây là một quy trình tiêu chuẩn, và phi công không cần tự điều khiển bởi hệ thống hướng dẫn giúp máy bay duy trì đường bay trì hoãn.

    Đường bay trì hoãn trở thành cứu cánh ở những sân bay tắc nghẽn kinh niên. Nhưng nó cũng đi kèm giá đắt. Vấn đề đầu tiên với đường bay trì hoãn là tiêu tốn nhiên liệu. "Bay trì hoãn là một cách bay rất kém hiệu quả do bạn phải duy trì độ cao tốt, qua đó đốt thêm nhiều nhiên liệu. Vì lý do như vậy, đây là giải pháp phút chót để kiểm soát không lưu. Có nhiều cách khác hiệu quả hơn", Sun nói.

    Bay ở độ cao thấp tốn nhiều nhiên liệu hơn bởi lực cản không khí tăng, dẫn tới lượng khí thải cao hơn. Đường bay trì hoãn cũng rất ồn do nằm ở độ cao 2.130 - 3.960 m, có nghĩa tiếng ồn động cơ có thể nghe được trên mặt đất. Cuối cùng, máy bay bay quanh sân bay thay vì hạ cánh khiến thời gian bay tăng lên từ 10 đến 30 phút.

    Giải pháp thay thế đường bay trì hoãn như "trì hoãn đường thẳng" đòi hỏi máy bay bay chậm hơn hoặc theo lộ trình dài hơn trước khi tới nơi. Một dạng của trì hoãn đường thẳng là hệ thống hợp nhất điểm, được phát minh bởi Eurocontrol, tổ chức điều phối quản lý không lưu ở châu Âu. Sử dụng lần đầu tiên tại Oslo năm 2011, hiện nay hệ thống này hoạt động ở khoảng 40 sân bay trên khắp thế giới, bao gồm Istanbul, Thượng Hải và Tokyo. Theo đó, tất cả máy bay đến hội tụ về phía hình vòm, chỉ tách biệt theo phương ngang. Vào thời gian thích hợp, máy bay được phép tiến vào hình vòm và tiếp tục tới điểm hợp nhất. Sau đó, tất cả bay theo cùng lộ trình tới đường băng. Lợi thế của phương pháp trên là hình vòm có thể nằm ở độ cao lớn hơn, lên tới 6.096 m, cách xa khu dân cư, giúp giảm ô nhiễm và tiếng ồn.

    Dù đường bay trì hoãn rất an toàn và không dẫn đến tai nạn chết người trong nhiều thập kỷ, vấn đề có thể phát sinh nếu máy bay trì hoãn quá lâu. Rủi ro lớn nhất là nhiên liệu. Nếu máy bay sắp cạn nhiên liệu vì bất kỳ lý do gì, phương tiện sẽ cần hạ cánh khẩn cấp. Máy bay trong tình huống như vậy thường thông báo tình trạng khẩn cấp, có thể không cần xếp hàng để đáp xuống sân bay hoặc ưu tiên chuyển hướng tới sân bay gần đó.

    Một điểm nóng của đường bay trì hoãn trên thế giới là London, nơi có 6 sân bay lớn, bao gồm một trong những sân bay đông đúc nhất thế giới là Heathrow. Không chỉ có hai đường băng trong khi lượng lưu thông cao, Heathrow còn có số lượng lớn chuyến bay quốc tế, khiến đường bay trì hoãn phổ biến hơn.

    An Khang (Theo CNN)​


    Mua hàng tại Tin Học Như Ý
    Nguồn VNExpress
     
  2. Facebook comment - Lý do máy bay lượn vòng tròn

Share This Page