Quả trứng gà La Mã nguyên vẹn sau 1.700 năm

Discussion in 'Khám phá - Phát minh' started by bboy_nonoyes, Feb 13, 2024.

  1. bboy_nonoyes

    bboy_nonoyes Administrator Staff Member

    (Lượt xem: 126)

    AnhCác nhà nghiên cứu rất bất ngờ khi phát hiện quả trứng gà độc đáo được bảo quản hoàn hảo sau hơn 1.700 năm vẫn chứa chất lỏng.

    [​IMG]

    Quả trứng nguyên vẹn khai quật ở Berryfields. Ảnh: Oxford Archaeology


    Quả trứng cổ đại được tìm thấy trong đợt khai quật diễn ra từ năm 2007 đến năm 2016 ở di chỉ Berryfields tại Buckinghamshire phía đông nam nước Anh. Trong cuộc khai quật, các nhà khảo cổ phát hiện hố lớn chứa nước có niên đại từ năm 270 đến năm 300 trong thời kỳ La Mã ở Anh. Bên trong hố đất, họ thu được nhiều bình gốm, đồng xu, giày da, xương động vật và một chiếc giỏ đan chứa ổ trứng bên trong.

    "Những quả trứng là một phát hiện hiếm gặp và thú vị. Bất chấp bản chất cực kỳ dễ vỡ của trứng, nhóm nghiên cứu tại di chỉ thu thập một quả trứng nguyên vẹn", đội khảo cổ và di sản của Hội đồng Buckinghamshire, cho biết.

    Để tìm hiểu nhiều hơn về quả trứng, nhiều khả năng là trứng gà, chuyên gia bảo tồn Dana Goodburn-Brown mang nó tới chỗ Chris Dunmore, nhà cổ nhân chủng học ở Đại học Kent, Anh, vào tháng 8/2023. Dunmore và Goodburn-Brown chụp cắt lớp vi tính quả trứng tại trường đại học và phát hiện nó chứa đầy chất lỏng và một bọt khí.

    "Theo giả định, đó là phần còn lại của lòng đỏ và lòng trắng. Hai quả trứng khác tìm thấy cùng quả trứng nguyên vẹn bị vỡ sau khi tiếp xúc với không khí và giải phóng chất lỏng có mùi lưu huỳnh, hé lộ thành phần ban đầu của chúng", Edward Biddulph, quản lý dự án của Oxford Archaeology (OA), quỹ từ thiện xúc tiến đợt khai quật ở Berryfields, chia sẻ.

    Trứng thời La Mã từng được phát hiện tại Anh trước đây, nhưng chỉ tồn tại dưới dạng mảnh vỏ, do đó quả trứng ở Berryfields vô cùng hiếm gặp. Niên đại của hố đất cho thấy quả trứng ít nhất 1.700 năm tuổi. Hố đất ban đầu được sử dụng để khai thác nước làm mạch nha và nấu bia. Ổ trứng tồn tại do bị chôn vùi trong lớp đất bùn mềm ướt, bảo vệ chúng khỏi bị nghiền vỡ, đồng thời tạo ra điều kiện yếm khí, ngăn chặn vi khuẩn phân hủy thành phần bên trong trứng. Trái lại, đồ vật hữu cơ khác tìm thấy cùng ổ trứng như chiếc giỏ đều bị phân hủy.

    Sau khi cư dân ở khu dân cư La Mã tại Berryfields ngừng khai thác nước từ hố đất, họ dùng nó cho các nghi thức, đặt đồng xu, bình gốm và trứng vào trong hố làm thức ăn và đồ cúng tế cho những vị thần để cầu may, tương tự tập tục ném đồng xu vào đài phun nước.

    Do độ độc đáo của phát hiện, quả trứng có nhiều tiềm năng nghiên cứu. Thông thường, nhà cổ động vật học và khảo cổ học khác nghiên cứu chim cổ đại dựa vào xương và mảnh trứng vỡ. Việc phân tích thành phần bên trong trứng sẽ mở ra phạm vi nghiên cứu rộng hơn. Các nhà khoa học hy vọng có thể xác nhận loài vật đẻ quả trứng, từ đó tìm thêm thông tin về môi trường mà chúng sinh sống.

    An Khang (Theo Newsweek)​


    Mua hàng tại Tin Học Như Ý
    Nguồn VNExpress
     
  2. Facebook comment - Quả trứng gà La Mã nguyên vẹn sau 1.700 năm

Share This Page