Những món ăn ngày Tết nguy cơ nhiễm ký sinh trùng

Discussion in 'Sống khỏe' started by Robot Siêu Nhân, Feb 8, 2024.

  1. Robot Siêu Nhân

    Robot Siêu Nhân Moderator

    (Lượt xem: 71)

    Thịt bò tái, rau sống, nem chua chưa đủ độ, tiết canh... là những món có nguy cơ cao nhiễm ký sinh trùng và lây truyền cho người ăn.


    Tiết canh

    Nhiều nơi người dân có thói quen mổ lợn, ăn tiết canh dịp Tết để may mắn cả năm. Phó giáo sư Nguyễn Duy Thịnh, nguyên cán bộ Viện Công nghệ Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội, cho biết thực tế ăn tiết canh rất nguy hại sức khỏe, không chỉ nguy cơ nhiễm giun sán mà còn gây bệnh liên cầu khuẩn lợn.

    Tiết canh bản chất là máu sống chế biến cùng các loại thịt, xương, nên không thể tiêu diệt các loại vi khuẩn, ký sinh trùng, nhất là máu của lợn, gà, vịt... đang nhiễm bệnh.

    "Ăn tiết canh từ con vật bệnh sẽ có nguy cơ nhiễm liên cầu lợn, giun sán, bệnh đường tiêu hóa, viêm não mô cầu, nặng có thể gây tử vong", phó giáo sư Thịnh cho hay. Chưa kể, nguy cơ nhiễm chất độc từ máu các động vật rất cao.

    Rau sống

    Rau sống hoặc các thực phẩm như nước ép rau củ sống cũng tiềm ẩn nguy cơ truyền nhiễm ký sinh trùng cho người ăn. Một số loại rau ăn sống như rau muống chẻ, rau diếp cá, rau má, lá cải, không rửa sạch rất dễ nhiễm ký sinh trùng.

    Thực tế, các loại rau trồng dưới đất, dưới nước nên dễ nhiễm vi khuẩn, ký sinh trùng, chưa kể nhiều nơi nước thải ô nhiễm hoặc được tưới bằng phân tươi. Vì vậy, nguyên tắc đơn giản là rửa sạch rau trước khi chế biến. Bản chất ký sinh trùng không phải vi trùng, vi khuẩn mà là trứng giun, trứng sán, thậm chí con giun, con sán, nên khi rửa dưới vòi nước sạch sẽ trôi hết.

    Các món từ thịt

    Bác sĩ Lê Văn Thiệu, Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, cho biết sán dây bò thường ký sinh trong thịt nạc, nội tạng động vật. Bởi vậy, các món từ thịt, nội tạng bò, lợn nếu không được nấu chín có nguy cơ cao nhiễm ký sinh trùng, phổ biến như phở bò tái, bò tái nhúng lẩu, bò bít tết tái...

    Con bò hay lợn khỏe mạnh, vi sinh vật không nhiễm trong thịt mà ở đường tiêu hóa. Bởi vậy, khi giết mổ, cần đảm bảo bộ phận tiêu hóa của bò hay lợn không bị vỡ ra, vi sinh vật sẽ không chui từ đường tiêu hóa ra ngoài. Nói cách khác, quy trình giết mổ sạch cho ra thịt sạch.

    Tuy nhiên, nhìn chung, bạn thường không biết được nguồn gốc thịt khi mua. Vì vậy, bác sĩ Thiệu khuyên cẩn trọng nếu ăn thịt bò tái, bởi có nguy cơ nhiễm các ký sinh trùng như sán dải bò (sán xơ mít), sán lá gan. Các ký sinh trùng này có thể gây bệnh tại hệ tiêu hóa, ảnh hưởng đến ruột, gan và các cơ quan khác trong cơ thể.

    [​IMG]

    Thịt, nội tạng động vật có nguy cơ cao nhiễm ký sinh trùng, không nên ăn tái hoặc chế biến chưa sạch, nấu chưa chín. Ảnh: Bùi Thủy


    Nem chua

    Nem chua là thực phẩm không được nấu chín mà lợi dụng hơi men của lá (lá ổi, lá sung) và thính gạo để làm chín. Quá trình chế biến, thịt lợn giã nhuyễn trộn với thính, bì lợn thái chỉ, muối tiêu, đường, tỏi, sau đó chia thành các phần nhỏ, cuốn kèm với một loại lá nào đó tùy khẩu vị người ăn. Với cách chế biến này, nếu thịt lợn làm nem chua bị nhiễm sán, giun, nguy cơ lây sang người rất cao.

    Nem đủ ngày, đủ độ chua, axit trong nem có thể tiêu diệt trứng, ấu trùng sán. Nem chưa lên men đủ ngày thì trứng, ấu trùng sán nếu có trong nem chưa bị tiêu diệt, người ăn có thể bị nhiễm ký sinh trùng.

    Theo các chuyên gia, triệu chứng khi nhiễm sán phổ biến là đau bụng, ăn không ngon, sụt cân hoặc chóng mặt, đau đầu, thiếu máu, hạ huyết áp. Một số trường hợp đốt sán chui ra khỏi hậu môn, gây cảm giác ghê sợ.

    Để phòng tránh, bác sĩ khuyến cáo người dân tuân thủ các nguyên tắc vệ sinh ăn uống, không ăn thịt sống hoặc tái, không ăn thịt đã nhiễm bệnh; ăn chín, uống sôi; phát hiện và tẩy sán kịp thời.

    Thúy Quỳnh


    Adblock test (Why?)
    Nguồn: VNExpress​
     
  2. Facebook comment - Những món ăn ngày Tết nguy cơ nhiễm ký sinh trùng

Share This Page