Điều không nên làm sau 22h khi trời lạnh

Discussion in 'Sống khỏe' started by Robot Siêu Nhân, Jan 23, 2024.

  1. Robot Siêu Nhân

    Robot Siêu Nhân Moderator

    (Lượt xem: 128)

    [​IMG]

    Miền Bắc bước vào đợt rét hại diện rộng, vùng núi cao có nơi dưới 0 độ C. Đây là hình thái thời tiết nguy hại sức khỏe, nhất là người có bệnh nền, trẻ nhỏ dưới hai tuổi.

    Để đảm bảo sức khỏe, bác sĩ Nguyễn Huy Hoàng, Trung tâm Oxy cao áp Việt - Nga, Bộ Quốc phòng, khuyến cáo:

    Càng về khuya, thời tiết càng lạnh, sự chênh lệch nhiệt độ giữa môi trường và cơ thể lớn, do đó bạn không nên tắm muộn. Tắm đêm khiến nhóm bệnh nhân hô hấp mạn tính như viêm phế quản mạn, hen phế quản... dễ trở nặng, tăng nguy cơ đột quỵ, nhồi máu cơ tim.


    Tắm đêm với nước nóng dễ làm khô da, tóc rụng hoặc có nấm trên da đầu. Tắm đêm có thể khiến tình trạng rối loạn co thắt ở đại tràng tăng lên hoặc gây tăng tiết axit dịch vị, gây đau vùng thượng vị.

    "Để đảm bảo an toàn, bạn nên tắm trước 20h", bác sĩ Hoàng khuyên. Tắm vào ban đêm hoặc lúc sáng sớm dễ gây đột quỵ, tai biến. Quy trình tắm là nên xối nước từ cổ xuống trước, cho tay và chân làm quen với nước, sau đó mới gội đầu. Thời gian tắm chỉ trong khoảng 10 phút, không nên quá lâu. Nhiệt độ nước không nên quá nóng, khoảng 40 độ.

    Trước khi ra khỏi phòng tắm, cần lau khô người, mặc quần áo kỹ để giữ ấm cơ thể.

    Thời điểm hợp lý để tắm là buổi trưa hoặc cuối giờ chiều, khi có ánh nắng mặt trời hoặc ánh sáng tự nhiên.

    Không tắm khi quá đói, quá no, khi say rượu hay mệt mỏi hoặc vừa ngủ dậy. Không nên tắm ở khu vực quá lạnh, thoáng gió. Nên lau khô người và tóc, mặc quần áo kỹ để giữ ấm cơ thể sau khi tắm. Không tắm ngay khi vận động mạnh khiến thân nhiệt thay đổi đột ngột.

    Người mắc bệnh nền cũng cần vệ sinh thân thể mỗi ngày để luôn khỏe mạnh, sạch sẽ. Không tắm ngay khi hoạt động thể lực, người đang có mồ hôi bởi lúc này thân nhiệt thay đổi đột ngột, có thể gây đột quỵ.

    Bạn nên giữ chênh lệch nhiệt độ giữa trong phòng tắm và bên ngoài phòng tắm khoảng 2-3 độ C để tránh sốc nhiệt.

    Không tập thể dục quá muộn

    Sáng sớm hay tối muộn đều không phải là thời gian lý tưởng để tập luyện. Trường hợp vận động mạnh trong thời tiết lạnh dễ khiến cơ thể cảm lạnh, đột quỵ do thay đổi nhiệt độ. Những người mắc bệnh nền như tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu, đái tháo đường... dễ trở nặng. Vận động mạnh trước khi ngủ gây khó chịu, khó thở, nhịp tim tăng, cơ thể bức bách.

    Nghiên cứu cho thấy 7h đến 9h sáng là khoảng thời gian lý tưởng nhất để tập thể dục nếu muốn giảm cân, giảm chỉ số BMI và vòng eo.

    Với người cao tuổi, nên tập luyện, vận động nhẹ nhàng bằng các bài tập như yoga, thư giãn tinh thần ở trong nhà, nơi có mái che hoặc nếu ra ngoài trời cần đội mũ, áo ấm, khăn, găng tay.

    Bệnh nhân mắc hen, phổi mạn tính, suy tim, bệnh mạch vành... cần được tư vấn để hiểu về tình trạng bệnh và phương thức tập luyện phù hợp. Trường hợp từng đột quỵ nên hạn chế các môn thể thao như bơi lội, lặn, leo núi; ưu tiên các môn đơn giản như chạy bộ, đạp xe, cầu lông.

    Trước khi đi ngủ, bạn có thể tập bài tập nhẹ nhàng, tại chỗ như hít thở, nghe nhạc, đọc sách, tránh xa các thiết bị điện tử. Uống trà, ngâm chân trước khi ngủ để sâu giấc hơn.N

    Nên ăn tối nhẹ nhàng và trước khi ngủ ít nhất ba tiếng để tránh đầy bụng, khó tiêu gây mất ngủ, lâu dài ảnh hưởng dạ dày. Không uống cà phê vào chiều tối và không uống nước nhiều trước khi ngủ.

    Thùy An


    Mua hàng tại Tin Học Như Ý
    Nguồn: VNExpress​
     
  2. Facebook comment - Điều không nên làm sau 22h khi trời lạnh

Share This Page