Sinh con đêm giao thừa có tốt không?

Discussion in 'Sống khỏe' started by Robot Siêu Nhân, Jan 1, 2024.

  1. Robot Siêu Nhân

    Robot Siêu Nhân Moderator

    (Lượt xem: 104)

    Vợ tôi dự sinh vào ngày cuối năm, gia đình lo lắng bé chào đời vào thời khắc "năm cùng tháng tận". Sinh con đêm giao thừa có tốt không? Nhờ bác sĩ tư vấn. (Quốc Dũng, Hà Tĩnh)


    Trả lời:

    Tính ngày dự sinh rất cần thiết, giúp thai phụ chuẩn bị đầy đủ và chu đáo để đón em bé chào đời. Tuy nhiên, ngày dự sinh làm mốc tuổi thai đúng 40 tuần được xác định dựa vào nhiều yếu tố như thời điểm thụ thai (trứng và tinh trùng gặp nhau), thời điểm chuyển phôi, chu kỳ kinh cuối, siêu âm thai ba tháng đầu. Ngày dự sinh thường được tính để theo dõi sự phát triển thai nhi trong thai kỳ.

    Trẻ được sinh tuổi thai trên 37 tuần, đủ tháng giúp phát triển đầy đủ, khỏe mạnh.

    [​IMG]

    Trẻ chào đời vào đêm giao thừa năm 2022. Ảnh minh họa: Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh


    Khi mẹ bầu có ngày dự sinh cuối năm, gia đình rất hồi hộp vì có nhiều vấn đề xảy ra như trẻ có thể chào đời sớm hoặc vào đầu năm mới, sinh trong đêm giao thừa.

    Người xưa quan niệm sinh con nên tránh thời điểm "năm cùng tháng tận" như ngày 30 Tết hoặc đêm giao thừa vì không may mắn, con khó nuôi. Nhiều trường hợp thai phụ đau bụng chuyển dạ sắp sinh vẫn được gia đình khuyên "chờ qua năm mới" nhưng điều này có thể khiến mẹ và con nguy kịch.

    Bác sĩ khuyến cáo các mẹ bầu có ngày dự sinh giáp Tết, nhất là ngày 30 Tết không nên chọn ngày, chọn giờ để ép con chào đời sớm hơn hoặc muộn hơn, vì chuyển dạ sinh là quá trình tự nhiên, sẽ thuận lợi hơn và tăng khả năng sinh thường cho mẹ.

    Bác sĩ khuyến cáo thai phụ ưu tiên theo dõi sinh thường, trong trường hợp bất khả kháng liên quan đến mẹ và thai được chỉ định mổ lấy thai chủ động như khung chậu mẹ bất thường; đường ra của thai bị cản trở (nhau tiền đạo, có khối u tiền đạo); tử cung mẹ có sẹo mổ cũ trước đó (bóc nhân xơ hoặc mổ lấy thai và có nguyên nhân mổ vẫn tồn tại như lần mổ trước hoặc mổ hai lần trở lên), thai phụ có bệnh lý nội khoa không sinh ngả âm đạo...

    Bác sĩ có thể chỉ định mổ do mẹ mắc bệnh mạn tính không cho phép sinh thường như bệnh tim, liệt hoặc mẹ có bất thường lớn ở cơ quan sinh dục. Về phía thai, bác sĩ có thể chỉ định sinh mổ nếu kích thước thai quá to so với kích thước khung chậu mẹ (lớn hơn 4 kg), ngôi thai bất thường (ngôi ngang, ngôi mông), nhịp tim thai bất thường... Mổ lấy thai chủ động chỉ được thực hiện khi thai đủ ngày, đủ tháng, xét nghiệm hoàn toàn khỏe mạnh.

    Anh và vợ anh nên giữ tâm lý thoải mái để đón nhận con bất cứ thời điểm nào. Dù ngày lễ, giao thừa, các bệnh viện đều có ê kíp trực sẵn sàng giúp mẹ bầu vượt cạn an toàn. Thay vì lo lắng, gia đình anh nên chuẩn bị chu đáo cho hành trang đi sinh của vợ. Đến khi mẹ bầu có dấu hiệu chuyển dạ đến bệnh viện kịp thời, tránh nguy hiểm cho thai nhi như sinh non, suy thai hay thai chết lưu.

    Ở những tháng cuối của thai kỳ, mẹ bầu cần khám định kỳ, theo dõi lượng nước ối liên tục, kiểm soát cân nặng thai nhi để đánh giá sự phát triển của bé, tiên lượng những nguy cơ có thể xảy ra trong quá trình sinh nở. Phụ nữ cần phân biệt được cơn gò sinh lý, cơn gò chuyển dạ và thai máy để đến ngay bệnh viện.

    Trường hợp thai kỳ nguy cơ cao như nhau tiền đạo, tiền sản giật, thai chậm phát triển... cần tuân thủ chặt chẽ hướng dẫn của bác sĩ để có chỉ định phù hợp. Thai phụ cần cẩn trọng khi chảy máu âm đạo trong ba tháng cuối thai kỳ bởi có thể đe dọa tính mạng mẹ bầu và thai nhi.

    BS.CKI Nguyễn Văn Phúc
    Trung tâm Sản Phụ khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM

    Độc giả gửi câu hỏi về bệnh phụ khoa tại đây để bác sĩ giải đáp​

    Adblock test (Why?)
    Nguồn: VNExpress​
     
  2. Facebook comment - Sinh con đêm giao thừa có tốt không?

Share This Page