Bệnh lupus ban đỏ Châu Hải My mắc nguy hiểm thế nào

Discussion in 'Sống khỏe' started by Robot Siêu Nhân, Dec 14, 2023.

  1. Robot Siêu Nhân

    Robot Siêu Nhân Moderator

    (Lượt xem: 137)

    [​IMG]

    Lupus ban đỏ hay gặp ở nữ giới, thường gây tổn thương các cơ quan như khớp, da, thận, tế bào máu, tim, phổi, thần kinh.


    Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi ThS.BS Trần Thiên Tài, Trưởng Đơn vị Dị ứng - Miễn dịch lâm sàng và ThS.BS Thái Thanh Yến, khoa Da liễu - Thẩm mỹ Da, Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM.

    Theo Sina, tối 12/12, đại diện công ty quản lý của Châu Hải My cho biết diễn viên qua đời một ngày trước đó vì bệnh tật. Theo đó, nữ diễn viên đã được phát hiện mắc bệnh lupus ban đỏ từ năm 1999.

    Lupus ban đỏ là một bệnh mạn tính, trong đó hệ thống miễn dịch cơ thể tạo ra các protein gọi là tự kháng thể tấn công các tế bào và mô của chính cơ thể. Tuy chưa có cách chữa trị khỏi nhưng người mắc lupus ban đỏ có thể kiểm soát các triệu chứng bằng điều trị thích hợp.

    Theo những nghiên cứu gần đây, bệnh có độ lưu hành ước tính trong khoảng 20-150 ca/100.000 dân, riêng ở phụ nữ là khoảng 164-406 ca/100.000 dân.

    Nguyên nhân

    Căn nguyên lupus ban đỏ hệ thống vẫn còn nhiều vấn đề chưa được biết rõ, nhưng nhiều nghiên cứu khác nhau đã gợi ý rằng có các yếu tố quan trọng trong cơ chế bệnh sinh lupus ban đỏ hệ thống:

    - Di truyền:

    * Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng một số gene có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh lupus.

    * Những người sinh ra trong gia đình có người mắc bệnh lupus ban đỏ sẽ có nguy cơ mắc bệnh này cao hơn.

    - Tác động môi trường sống:

    * Khi tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời, sử dụng các loại thuốc làm cho cơ thể nhạy cảm hơn với ánh nắng mặt trời như kháng sinh trimethoprim-sulfamethoxazole, sulfisoxazole minocycline cũng sẽ có nguy cơ bị bệnh lupus.

    * Tiếp xúc với bụi silica thường xuyên cũng sẽ khiến tăng nguy cơ mắc bệnh.

    - Hormone trong cơ thể thay đổi: Sự thay đổi của nồng độ hormorne trong cơ thể cũng là nguyên nhân góp phần xuất hiện của bệnh lupus. Điều này có thể giải thích vì sao phụ nữ thường mắc nhiều hơn nam giới, đặc biệt trong và sau khi mang thai.

    Triệu chứng

    - Đau cơ và khớp:

    * Người mắc bệnh thường cảm thấy đau và cứng các khớp, cơ (có thể bị sưng hoặc không sưng).

    * Các vùng trên cơ thể thường bị đau như cổ, đùi, vai và phần trên của cánh tay.

    - Sốt: Người bệnh có thể bị sốt trên 37,5 độ C, triệu chứng này là do bị viêm hoặc nhiễm.

    - Phát ban:

    * Người bệnh có thể bị phát ban ở bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể, đặc biệt là vùng thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời như mặt, cánh tay, bàn tay.

    * Một dấu hiệu khá phổ biến của lupus là phát ban màu đỏ hình cánh bướm bướm trên mũi và má.

    - Tức ngực: Lupus phát ban trên da có thể phối hợp biểu hiện cơ quan hô hấp như phổi. Điều này gây ra đau ngực, khó thở.

    - Nhạy cảm với ánh sáng:

    * Hầu hết người bị lupus ban đỏ thường nhạy cảm với ánh sáng.

    * Tiếp xúc với ánh sáng có thể gây phát ban, sốt, mệt mỏi hoặc đau khớp ở một số người bị lupus.

    - Gặp vấn đề về thận:

    * Một nửa số người bị lupus gặp vấn đề về thận, gọi là viêm thận lupus.

    * Các triệu chứng như tăng cân, sưng mắt cá chân, huyết áp cao và giảm chức năng thận.

    - Loét miệng: Những vết loét này thường xuất hiện trên vòm miệng, nhưng cũng có thể xuất hiện ở nướu, bên trong má và trên môi.

    - Cơ thể mệt mỏi: Người bị bệnh lupus có thể cảm thấy mệt mỏi hoặc kiệt sức ngay cả khi ngủ đủ giấc.

    - Trí nhớ giảm: Một số người bị lupus ban đỏ cho biết họ thường xuyên bị quên hoặc nhầm lẫn.

    - Máu đông: Người bị bệnh lupus có thể bị nguy cơ đông máu. Điều này có thể gây ra cục máu đông ở chân, đột quỵ, đau tim hoặc sảy thai nhiều lần.

    - Bệnh về mắt: Người bệnh lupus có thể bị khô mắt, viêm mắt và phát ban ở mí mắt.

    Chẩn đoán

    Chẩn đoán bệnh lupus rất khó vì các dấu hiệu và triệu chứng khác nhau đáng kể và không đồng nhất ở mỗi người bệnh.

    Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh lupus có thể thay đổi theo thời gian và có dấu hiệu sang thương rất giống với nhiều bệnh lý khác trong cơ thể.

    Sự kết hợp của xét nghiệm như xét nghiệm máu và nước tiểu, các dấu hiệu và triệu chứng lâm sàng sẽ đưa đến chẩn đoán bệnh rõ hơn

    - Công thức máu: Tình trạng thiếu màu, số lượng bạch cầu hoặc tiểu cầu thấp cũng có thể xảy ra ở bệnh lupus.

    - Tốc độ máu lắng: Tốc độ máu lắng không đặc hiệu cho bất kỳ bệnh nào. Nó có thể tăng cao nếu bạn bị bệnh lupus, nhiễm trùng, tình trạng viêm nhiễm khác hoặc ung thư.

    - Đánh giá chức năng gan thận và gan: xét nghiệm máu có thể đánh giá thận và gan hoạt động như thế nào vì lupus có thể ảnh hưởng đến các cơ quan này.

    - Phân tích nước tiểu: Việc kiểm tra mẫu nước tiểu có thể cho thấy mức độ protein hoặc hồng cầu tăng lên trong nước tiểu, điều này có thể xảy ra nếu bệnh lupus ảnh hưởng đến thận của bạn.

    - Xét nghiệm kháng thể kháng nhân (ANA): Trong khi hầu hết người mắc bệnh lupus đều có xét nghiệm kháng thể kháng nhân (ANA) dương tính. Tuy nhiên nếu với xét nghiệm dương tính với ANA, bác sĩ có thể tư vấn xét nghiệm kháng thể cụ thể hơn để xác định rõ bệnh

    - X-quang ngực, siêu âm tim đánh giá tình trạng tổn thương phổi và tim mạch mà lupus có thể gây tổn thương.

    - Sinh thiết: Lupus có thể gây tổn thương thận, tùy thuộc vào loại tổn thương xảy ra. Trong một số trường hợp, cần phải kiểm tra một mẫu mô thận nhỏ để xác định phương pháp điều trị tốt nhất. Sinh thiết da đôi khi được thực hiện để xác nhận chẩn đoán bệnh lupus ảnh hưởng đến da.

    Điều trị

    Điều trị bệnh lupus phụ thuộc vào các dấu hiệu và triệu chứng lâm sàng. Việc xác định xem có nên điều trị hay không và sử dụng loại thuốc nào cần có sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa. Các loại thuốc được sử dụng phổ biến nhất để kiểm soát bệnh lupus bao gồm:

    - Thuốc chống viêm không steroid (NSAID).

    - Thuốc kháng sốt rét.

    - Corticosteroid.

    - Thuốc ức chế miễn dịch. Thuốc ức chế hệ thống miễn dịch có thể hữu ích trong trường hợp bệnh lupus nghiêm trọng.

    - Sinh học.

    Phòng ngừa

    Vì đây là bệnh tự miễn và nguyên nhân gây bệnh vẫn chưa xác định nên khó có thể phòng ngừa việc phát triển bệnh lupus ban đỏ. Tuy nhiên, có thể ngăn ngừa các đợt bùng phát của bệnh. Ngoài ra, mọi người nên:

    - Kiểm tra sức khỏe thường xuyên thay vì khi các triệu chứng trở nên trầm trọng hơn. Điều này có thể giúp bác sĩ ngăn ngừa các đợt bùng phát và hữu ích trong việc giải quyết các vấn đề sức khỏe thường ngày, chẳng hạn như căng thẳng.

    - Chế độ ăn uống lành mạnh và tập thể dục có thể hữu ích trong việc ngăn ngừa các biến chứng của bệnh lupus.

    - Luôn tránh nắng: Tia cực tím có thể gây ảnh hưởng đến bệnh nên việc bảo vệ như dùng mũ, áo sơ mi dài tay, quần dài và sử dụng kem chống nắng có chỉ số chống nắng SPF ít nhất là 50+ mỗi khi ra ngoài đường.

    - Không hút thuốc: Hút thuốc làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch và có thể làm trầm trọng thêm ảnh hưởng của bệnh lupus đối với tim và mạch máu.

    Mỹ Ý


    Mua hàng tại Tin Học Như Ý
    Nguồn: VNExpress​
     
  2. Facebook comment - Bệnh lupus ban đỏ Châu Hải My mắc nguy hiểm thế nào

Share This Page