Chim sẻ 'ma cà rồng' uống máu chim điên

Discussion in 'Khám phá - Phát minh' started by bboy_nonoyes, Dec 8, 2023.

  1. bboy_nonoyes

    bboy_nonoyes Administrator Staff Member

    (Lượt xem: 93)

    Chim điên chân đỏ trên đảo Wolf ở quần đảo Galápagos đang trở thành nạn nhân của chim sẻ ma cà rồng thay vì động vật có vú ăn thịt.

    [​IMG]

    Chim sẻ vây quanh một con chim điên để uống máu. Ảnh: simonjpierce


    Sinh sống trên đảo Wolf và Darwin, chim sẻ ma cà rồng thích nghi với tài nguyên thiếu thốn bằng cách uống máu vài lần trong năm. Chim sẻ ở quần đảo Galápagos từng được ghi nhận có phần mỏ khác nhau tùy theo chế độ ăn gồm quả, côn trùng hay hạt. Nhưng vào thời điểm nước khan hiếm, chúng chọn uống máu từ chim điên, theo IFL Science.

    Đảo Wolf cực khô hạn vào phần lớn thời gian trong năm, theo tổ chức bảo tồn phi lợi nhuận Galápagos. Dù thực vật trên đảo ra hạt trong những đợt mưa ngắn, nguồn thức ăn này không tồn tại lâu cho những con chim sẻ đói mồi, buộc chúng phải tìm kiếm nguồn hơi ẩm và dưỡng chất thay thế. Theo giả thuyết phổ biến của các nhà nghiên cứu, ban đầu chúng ăn ký sinh trùng trên bộ lông của chim điên Nazca và chim điên chân đỏ bằng cách mổ vào cơ thể. Giờ đây, chim sẻ tiến xa hơn một bước khi sử dụng mỏ để mổ và uống máu chảy ra từ cơ thể chim điên. Khi một con chim sẻ tạo ra vết thương, những con chim sẻ khác sẽ xếp hàng chờ tới lượt ăn.

    Dù hành vi trên có vẻ dã man, hành vi kiếm ăn của chim sẻ dường như không khiến chim điên bận tâm. Tuy nhiên, chúng không dừng lại ở đó. Chim sẻ ma cà rồng còn nhắm vào trứng chim điên. Nếu không thể mổ vỡ lớp vỏ, chúng tìm cách đập quả trứng bằng cách đẩy từ nơi cao xuống. Thay đổi quá lớn ở chế độ ăn thậm chí ảnh hưởng tới hệ vi khuẩn đường ruột của chim sẻ ma cà rồng, khiến chúng khác hẳn các đồng loại ăn quả, hạt và côn trùng. Theo một nghiên cứu năm 2018, chim sẻ ma cà rồng (Geospiza septentrionalis) có hệ vi khuẩn đường ruột độc đáo do chế độ ăn giống động vật ăn thịt.

    Kết quả nghiên cứu sâu hơn phát hiện hệ vi khuẩn của chim sẻ ma cà rồng có nhiều điểm tương tự dơi hút máu. Đây có thể là ví dụ về tiến hóa đồng quy, trong đó hai loài không liên quan tiến hóa những đặc điểm giống nhau. Chúng đều có lượng vi khuẩn Peptostreptococcaceae cao so với cá thể không hút máu. Loại vi khuẩn này dường như khá hữu ích nếu cần xử lý nhiều natri và sắt từ chế độ ăn.

    An Khang (Theo IFL Science)​


    Adblock test (Why?)
    Nguồn VNExpress
     
  2. Facebook comment - Chim sẻ 'ma cà rồng' uống máu chim điên

Share This Page