Đột ngột méo mồm, liệt mặt sau giấc ngủ

Discussion in 'Sống khỏe' started by Robot Siêu Nhân, Nov 29, 2023.

  1. Robot Siêu Nhân

    Robot Siêu Nhân Moderator

    (Lượt xem: 33)

    Hà NộiBệnh nhân nữ 39 tuổi xuất hiện méo mồm, liệt mặt sau khi ngủ dậy, phục hồi chức năng, châm cứu thời gian dài nhưng không hiệu quả.


    Sau đó, gia đình động viên bệnh nhân đi phẫu thuật, được chỉ định mổ vi phẫu chuyển cơ và thần kinh từ nơi khác lên mặt để phục hồi cơ mặt. Ngày 29/11, PGS.TS. Nguyễn Hồng Hà, Trưởng khoa Phẫu thuật Hàm mặt - Tạo hình - Thẩm mỹ, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, cho biết do bệnh nhân để lâu quá 2 năm, các cơ trên mặt bên liệt đã bị thoái hóa.

    Bệnh nhân đi nhiều nơi được chỉ định bệnh nhân phải mổ ít nhất 2 lần vi phẫu. Lần một là lấy dây thần kinh dưới chân ghép lên mặt, để chuyển tín hiệu thần kinh từ bên lành sang bên liệt. Sau đó, bệnh nhân phải chờ 6 tháng đến một năm để thần kinh có thể mọc từ bên lành sang.

    Cuối cùng, người bệnh sẽ phải mổ vi phẫu lần thứ hai, để lấy một phần của cơ thon (một cơ nhỏ ở vùng đùi) để đưa lên trên mặt, nối vào mạch máu trên mặt và dây thần kinh đã được ghép nối từ bên lành sang trong lần mổ trước. Khi cuộc mổ thành công, sau khoảng 6 tháng đến một năm, bệnh nhân mới vận động lại được.

    Tại Bệnh viện Việt Đức, bệnh nhân đã được phẫu thuật chuyển thần kinh cơ một thì. Thay vì phải chờ đợi thần kinh mọc từ bên lành sang bên liệt, các bác sĩ đã sử dụng ngay nguồn thần kinh từ thần kinh cơ cắn (là nhánh của dây thần kinh 5 cùng bên và không bị liệt) để nối vào chi phối vận động cho phần cơ mới này. Khoảng cách từ dây thần kinh cơ cắn đến dây thần kinh 7 rất gần, chỉ cách khoảng một cm, ngay trên một bên mặt nên sau khi nối tỷ lệ thành công sẽ cao hơn các phương pháp khác.

    "Chỉ sau khoảng 3,5 tháng, bệnh nhân đã có các biểu hiện phục hồi vận động cơ. Sau thời gian luyện tập phục hồi chức năng tiếp theo bệnh nhân cũng sẽ có được nụ cười và các hoạt động vận cơ khỏe hơn so với các phương pháp cũ", PGS Hà nói.

    [​IMG]

    Các bác sĩ phẫu thuật cho bệnh nhân. Ảnh: Bệnh viện cung cấp


    PGS Hà cho biết việc triển khai kỹ thuật vi phẫu đòi hỏi phải có máy móc trang thiết bị hiện đại, điều kiện sức khỏe ổn định cho phép chịu đựng ca mổ kéo dài. Tuy nhiên, với người già yếu không mổ vi phẫu được, các bác sĩ cũng triển khai nhiều kỹ thuật ít phức tạp hơn. Ví dụ, chuyển cơ thái dương một thì, nhanh chóng hiệu quả.

    Việt quyết định phương pháp điều trị liệt mặt cũng như tiên lượng kết quả phụ thuộc vào nguyên nhân cũng như thời gian mắc bệnh, theo PGS Hà. Với các vết thương do tai nạn, bệnh nhân đến sớm và được mổ trước 72 tiếng, kết quả phục hồi rất tốt.

    Trường hợp liệt không rõ nguyên nhân như nhiễm trùng, virus hay do cắt bỏ các khối u gây ảnh hưởng đến thần kinh 7, bệnh nhân đến sớm trước 12 đến 24 tháng, việc điều trị sẽ đơn giản hơn. Các bác sĩ chỉ cần chuyển một dây thần kinh từ nơi khác đến (ví dụ thần kinh cơ cắn, thần kinh lưỡi...) nối vào dây thần kinh bị bệnh, khi các cơ chi phối chưa bị thoái hóa nên khả năng hồi phục cao. Nếu bệnh nhân đến muộn sau quá 24 tháng, việc mổ sẽ phải chuyển toàn bộ cơ và thần kinh từ nơi khác đến nên sẽ phức tạp hơn.

    Liệt dây thần kinh số 7 hay còn gọi là liệt mặt, là tình trạng mất vận động hoàn toàn hay một phần các cơ của nửa mặt, do tổn thương dây thần kinh. Biểu hiện như méo mồm, không nhăn được trán, mắt nhắm không kín, rãnh mũi má lệch, cười méo miệng, khó ăn nhai và phát âm. Ngoài việc ảnh hưởng đến chức năng, liệt mặt còn ảnh hưởng thẩm mỹ, khả năng giao tiếp hòa nhập với xã hội.

    Lê Nga


    Adblock test (Why?)
    Nguồn: VNExpress​
     
  2. Facebook comment - Đột ngột méo mồm, liệt mặt sau giấc ngủ

Share This Page