Hóa thạch khủng long 190 triệu năm bên ổ trứng

Discussion in 'Khám phá - Phát minh' started by bboy_nonoyes, Nov 20, 2023.

  1. bboy_nonoyes

    bboy_nonoyes Administrator Staff Member

    (Lượt xem: 91)

    Trung QuốcCác nhà nghiên cứu phát hiện một loài khủng long mới nặng khoảng một tấn sống ở kỷ Jura cùng với hàng chục quả trứng chưa nở trong ổ.


    [​IMG]

    Một ổ trứng của Q. shouhu. Ảnh: Han Fenglu


    Một nhóm nghiên cứu đến từ Viện cổ sinh vật học động vật có xương sống và Cổ nhân chủng học (IVPP) thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc (CAS) khai quật hóa thạch đại diện cho ít nhất ba cá thể trưởng thành từ loài mới phát hiện ở tỉnh Quý Châu ở tây nam Trung Quốc, theo nghiên cứu công bố trên tạp chí National Science Review, Newsweek hôm 17/11 đưa tin.

    Loài mới phát hiện có tên khoa học Qianlong shouhu, thuộc về nhánh khủng long dạng chân thằn lằn, bao gồm động vật lớn nhất trên cạn từng sống trên Trái Đất. Những loài khủng long này có thể đạt kích thước khổng lồ, đi bằng 4 chân và có chiếc cổ cực dài, đuôi dài, đầu nhỏ và đùi to bè.

    Q. shouhu là loài khủng long cỡ trung bình dài khoảng 6 m và nặng tầm một tấn. Cùng với mẫu vật con trưởng thành, các nhà nghiên cứu Trung Quốc còn tìm thấy 50 quả trứng hóa thạch của cùng loài, phân tán ở 5 chiếc tổ khác nhau, chứa bộ xương của phôi thai ở bên trong. Cả con trưởng thành và trứng đều có niên đại 190 triệu năm trước trong kỷ Jura (cách đây 145 - 200 triệu năm).

    Phát hiện mới có thể là bằng chứng hóa thạch sớm nhất từng được biết đến về khủng long trưởng thành bên cạnh ổ trứng. Phân tích ổ trứng cho thấy chúng có dạng bầu dục và tương đối nhỏ. Kết quả phân tích cũng hé lộ vỏ trứng có kết cấu giống chất liệu da. Dựa theo đặc điểm phát hiện, nhóm nghiên cứu đặt tên gọi cho loài mới Q. shouhu có nghĩa "rồng bảo vệ phôi thai ở Quý Châu".

    Hiểu biết của con người về sinh sản ở khủng long trước kỷ Phấn Trắng bị hạn chế do khan hiếm hóa thạch. Tuy nhiên, phát hiện trên góp phần lấp đầy một số khoảng trống. Phân tích của nhóm nghiên cứu cho thấy vỏ của những quả trứng có tính bán cứng, thách thức hiểu biết hiện nay bề bản chất của trứng khủng long thuở sơ khai. Theo tác giả chính của nghiên cứu là Han Fenglu, giáo sư ở Trường khoa học Trái Đất tại Đại học khoa học địa chất Trung Quốc ở Vũ Hán, trứng khủng long từ thời kỳ tương tự cũng được phát hiện ở Nam Phi và Argentina, nhưng trứng của Q. shouhu lưu giữ cấu trúc vỏ hoàn thiện nhất.

    Ngoài ra, nhóm nghiên cứu nhận thấy tất cả bộ xương phôi thai bên trong trứng ở tổ của Q. shouhu đều ở cùng giai đoạn phát triển, chứng tỏ những con khủng long nở đồng thời, giống như rùa biển hiện đại. Đây là chiến thuật giảm rủi ro bị động vật săn mồi ăn thịt khi cá thể chui ra từ vỏ trứng.

    An Khang (Theo Newsweek)​


    Adblock test (Why?)
    Nguồn VNExpress
     
  2. Facebook comment - Hóa thạch khủng long 190 triệu năm bên ổ trứng

Share This Page