5 mẹo giúp móng tay chắc khỏe khi làm nail

Discussion in 'Sống khỏe' started by Robot Siêu Nhân, Sep 27, 2023.

  1. Robot Siêu Nhân

    Robot Siêu Nhân Moderator

    (Lượt xem: 104)

    [​IMG]

    Theo bác sĩ Phan Thị Thanh Giang, khoa Thẩm mỹ da, Bệnh viện Da liễu TP HCM, một số chị em thường xuyên đến các cơ sở làm đẹp để dũa hoặc tạo kiểu cho móng. Tuy nhiên, việc sơn móng, đắp bột tạo kiểu thường gây tổn thương, thậm chí nhiễm trùng biến dạng móng.

    Dưới đây là cách bảo vệ móng luôn khỏe khi muốn tạo kiểu móng, theo bác sĩ Giang.

    Biểu bì hay phần da đường chân móng có vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ móng khỏi các tác nhân gây nhiễm trùng. Do đó, khi dũa, sơn hay đắp bột tạo kiểu... đều cần giữ lại.


    Không sử dụng chung dụng cụ

    Việc sử dụng chung lọ sơn móng hay các dụng cụ làm móng với người khác có thể làm lây bệnh như nhiễm trùng, mụn cóc, do đó cần trang bị riêng để tránh lây nhiễm chéo.

    Nếu phải sử dụng chung hộp hóa chất, bạn cần yêu cầu kỹ thuật viên đổ hóa chất ra lọ riêng và bỏ hết phần còn dư (nếu có) sau khi dùng.


    Chú ý dị ứng sản phẩm đắp bột móng

    Hiện nay để làm đẹp móng, mọi người thường dùng các kỹ thuật như đắp bột nhằm giúp móng có độ dài và kiểu dáng như mong muốn. Tuy nhiên loại bột này có thể gây các dị ứng như sưng ngứa đỏ da quanh móng, chảy dịch và lật móng.

    Do đó, ở lần đầu đắp bột, bạn nên yêu cầu kỹ thuật viên làm thử một lớp mỏng lên một móng, sau đó sơn dưỡng thông thường trong 7 ngày, nếu không có bất kỳ kích ứng nào thì hãy làm thêm cho các móng khác.

    Cho móng thời gian nghỉ dưỡng


    Việc làm đẹp bằng cách đắp bột gây hại rất nhiều cho móng. Sau mỗi lần đắp bột, kỹ thuật viên sẽ dùng các dung dịch tẩy màu như aceton, làm hư, khô và mỏng dần móng. Do đó, chúng ta cần cho móng nghỉ ít nhất một tháng rồi mới làm lại kỹ thuật đắp bột này.

    Kiểm tra màu sắc sau mỗi lần tẩy màu


    Việc làm móng quá thường xuyên rất dễ gây tổn thương, do đó mỗi lần lau chùi sạch, cần quan sát kỹ để phát hiện các vấn đề như lật móng, sưng hoặc thay đổi màu sắc da quanh móng, dày móng, mất màu, các thay đổi về màu sắc, da quanh và bên dưới móng.

    Khi có các thay đổi này, việc cần làm đầu tiên là tẩy toàn bộ hóa chất trên móng, để móng nghỉ ngơi 2-4 tuần. Sau 4 tuần, nếu tình trạng không cải thiện, bạn cần đến gặp bác sĩ để được thăm khám, điều trị.


    Adblock test (Why?)
    Nguồn: VNExpress​
     
  2. Facebook comment - 5 mẹo giúp móng tay chắc khỏe khi làm nail

Share This Page